Việc giặt rèm cửa định kỳ đúng cách sẽ giúp tấm rèm luôn bền đẹp, sạch thơm. Bởi màn rèm là vị trí dễ dính bụi bẩn và cần có có phương pháp vệ sinh phù hợp với từng chất liệu vải. Do đó ở bài viết này, DONNHADANANG sẽ tiết lộ tới bạn cách làm sạch rèm vải chuyên nghiệp như ngoài tiệm.
Ưu điểm của rèm vải
Rèm vải là một trong những loại rèm phổ biến nhất hiện nay. Theo đúng tên gọi, loại rèm này được thiết kế và may bằng các loại vải thông dụng như vải in, vải nhuộm, vải nhuộm sợi, vải jacquard,…Trên thực tế, rèm vải có rất nhiều ưu điểm như:
- Đảm bảo sự riêng tư cho không gian: Rèm vải giúp che chắn tầm nhìn từ bên ngoài vào phòng, đồng thời hạn chế bớt âm thanh ồn ào, tăng tính riêng tư cho không gian.
- Tạo không gian thoải mái: Sử dụng rèm vải giúp ngăn nhiệt độ và gió lạnh ở ngoài trời lùa vào phòng, giúp giữ ấm không gian vào mùa đông. Song song, rèm cửa cũng ngăn chặn nắng và nhiệt độ cao từ môi trường, giúp phòng thoáng đãng, mát mẻ hơn.
- Dễ dàng điều chỉnh: Bạn hoàn toàn có thể chủ động căn chỉnh tấm rèm vải theo ý thích.
- Ngăn chặn tia UV từ ánh nắng mặt trời: Rèm vải có khả năng cản ánh sáng hữu hiệu, giúp bảo vệ nội thất và thành viên trong nhà tránh khỏi tác động từ thời tiết và tia UV.
- Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng: Rèm vải có kiểu dáng, màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách trang trí.
Quy trình giặt rèm vải đúng chuẩn
Với kinh nghiệm giặt rèm vải chuyên nghiệp nhiều năm, DONNHADANANG sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn quy trình giặt rèm vải đúng chuẩn, bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra nhãn giặt của rèm để xem xét liệu rèm có giặt được không, cách giặt ra sao và loại chất tẩy rửa nào phù hợp.
- Bước 2: Hút sạch bụi bẩn, mảng nhện, nấm mốc trên rèm trước khi giặt
- Bước 3: Tháo gỡ tất cả móc nối, phụ kiện trên rèm rồi gấp rèm thành ống tròn, đưa vào túi giặt
- Bước 4: Tiến hành giặt rèm theo hướng dẫn trên nhãn mác của rèm.
- Bước 5: Sau khi vắt khô rèm, hãy treo rèm lên dây để tránh nhăn vải.
Cách giặt rèm vải theo từng chất liệu
Rèm cửa với mỗi chất liệu vải khác nhau sẽ có cách giặt riêng. Để bảo vệ chất lượng màn cửa sau giặt, bạn hãy ghi nhớ chi tiết hướng dẫn cách vệ sinh rèm vải theo từng chất liệu dưới đây:
Rèm vải cotton, polyester
Các loại rèm sản xuất từ vải cotton và polyester hoàn toàn có thể giặt trực tiếp trong máy giặt. Thời gian giặt loại rèm này không nên quá 30 phút và giữ nhiệt độ nước không quá 30 độ. Khi giặt, chọn chế độ giặt nhẹ nhàng, không chà xát hoặc vắt mạnh để tránh làm hỏng vải rèm.
Bên cạnh việc dùng bột giặt để tẩy sạch vết bẩn trên rèm, cần cho thêm một chút nước xả vải để rèm cửa mềm mại và giảm độ co rút. Một số tấm rèm dễ bị co rút thì có thể cân nhắc giặt khô bằng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng.
Rèm lụa
Khi giặt rèm lụa, cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại nước giặt có tính oxy hóa mạnh. Nên chọn riêng nước giặt cho vải lụa và có thể thêm chút giấm vào máy giặt để tấm rèm bóng sạch hơn.
Rèm từ len, cashmere
Giặt rèm làm từ chất liệu len hoặc cashmere thì không nên ngâm rèm quá lâu trong nước. Song song, không sử dụng chất tẩy rửa có tính oxy hóa cao.
Rèm vải nỉ
Loại rèm này rất dễ bám bụi chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Do đó sau khi tháo rèm xuống, bạn nên dùng tay rũ rèm để rơi hết lớp bụi và nấm mốc ra. Kế tiếp, bạn hãy rèm vào nước có hòa tan dung dịch tẩy rửa trong 15 phút.
Tốt nhất bạn không nên giặt rèm vải nỉ bằng máy giặt, hãy giặt bằng tay một cách cẩn thiện. Khi giặt rèm xong thì không nên vắt kiệt nước mà hãy treo rèm lên để nước tự chảy hết xuống. Nếu có thể thì bạn nên giặt khô là tốt nhất, tránh là ủi rèm.
Rèm vải xếp nếp chống tĩnh điện
Rèm vải xếp nếp chống tĩnh điện ít bị bám bẩn và không nhất thiết phải vệ sinh thường xuyên. Nếu giặt loại rèm này thì bạn nên nhớ không được ngâm rèm trong nước để chà cọ vết bẩn mà chỉ cần nhẹ nhàng dùng bông gạc để lau đi. Khi giặt rèm xong cũng không nên vắt quá mạnh tay để tránh làm nhăn rèm.
Rèm sợi hóa học
Thông thường các tấm rèm làm từ sợi hóa học đều có thể giặt được bằng máy. Không có bất kỳ lưu ý đặc biệt nào khi vệ sinh loại rèm này.
Rèm vải nhung
Khi vệ sinh rèm vải nhung, đầu tiên bạn hãy ngâm rèm trong dung dịch tẩy rửa có độ kiềm trung bình. Sau đó dùng tay ấn nhẹ rèm xuống để nước thấm hết vào rèm rồi tiến hành giặt sạch. Cuối cùng, bạn hãy để rèm lên giá nghiêng để rèm khô là xong.
Các loại rèm thêu hoặc rèm đặc biệt khác
Với các loại rèm đặc biệt hoặc có thiết kế phức tạp, nhiều họa tiết thì tốt nhất bạn chỉ nên hút sạch bụi. Sau đó bạn hãy mang tới các tiệm giặt là chuyên nghiệp để tránh hiện tượng co ngót, biến dạng rèm sau giặt.
Hướng dẫn giặt rèm vải theo phân loại rèm
Theo loại thiết kế, rèm vải gồm rèm có ren, rèm xếp ly, màn sáo, rèm cuốn. Mỗi kiểu dáng rèm khi vệ sinh có lưu ý riêng:
Màn cửa ren
Khi vệ sinh rèm cửa ren không nên chà xát hoặc giặt quá mạnh. Chỉ nên quét bụi bằng chổi trước khi giặt. Trong quá trình giặt thì nên vò màn nhẹ nhàng.
Rèm xếp ly
Cách giặt rèm xếp ly không khó. Trước khi giặt rèm, hãy dùng máy hút bụi để hút sạch bụi. Phần đầu rèm xếp có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy đều được.
Màn sáo
Rèm sáo có thể làm sạch trực tiếp bằng cách xịt một lượng nước lên các vết bẩn rồi dùng giẻ sạch lau khô. Nếu phần dây rút của rèm bị bẩn, bạn hãy lau đi bằng khăn ẩm có tẩm hóa chất tẩy rửa. Cuối cùng, nên hong khô rèm ở nơi thoáng gió, không phơi ngoài nắng bởi chất liệu và lớp sơn trên rèm dễ bị bong tróc khi chịu ảnh hưởng nhiệt độ cao ngoài nắng.
Rèm cuốn
Rèm cuốn thường rất khó lắp đặt. Loại rèm này có thể vệ sinh trực tiếp bằng cách nhúng chất tẩy rửa lên rèm. Trước khi vệ sinh, cần hút sạch bụi bẩn trên rèm. Nếu muốn rèm sạch thơm lâu hơn, bạn nên xịt một ít hóa chất làm bóng rèm.
Rèm sợi gai
Bề mặt rèm gia công từ vải bạt hoặc sợi gai thường rất lâu khô. Do đó tốt nhất bạn không nên vệ sinh loại rèm này với nước. Thay vào đó, bạn hãy dùng miếng bọt biển nhúng nước ấm hoặc dung dịch xà phòng hòa lẫn amoniac để lau sạch rèm. Cuối cùng để rèm kho tự nhiên và cuộn rèm lại.
Nguyên tắc vệ sinh rèm vải tại nhà
Để bảo vệ nguyên màu sắc, thiết kế và chất lượng rèm vải sau khi giặt, bạn hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn sau:
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc tẩy hoặc sản phẩm tẩy rửa có tính oxi hóa để giặt sạch rèm vải.
- Không sử dụng máy giặt để vắt khô rèm, nên phơi rèm khô tự nhiên ở nơi thoáng gió để tránh tình trạng co rút, biến dạng vải.
- Nếu rèm vải có thể lau được bằng khăn ẩm thì chúng cũng dễ dàng vệ sinh sạch sẽ được bằng các hóa chất tẩy rửa trung tính. Tuy nhiên các loại vải có thể co lại sau khi giặt nên tốt nhất bạn hãy sử dụng phương pháp giặt khô.
- Rèm cửa sổ có thể ngâm trong nước sạch và giặt chung với baking soda theo tỷ lệ ½ xô nước và 10g baking soda. Sau đó bạn hãy giặt lại rèm hai lần bằng xà phòng rồi phơi khô ở nơi thoáng mát.
Hướng dẫn bảo dưỡng rèm vải
Sau khi giặt, bạn cần bảo dưỡng rèm vải đúng cách để tránh nấm mốc quay trở lại và giúp rèm luôn sạch thơm. Dưới đây là chi tiết cách bảo dưỡng loại rèm này:
- Thường xuyên hút bụi trên rèm ít nhất 1 lần/ tuần, nên chú ý những vị trí khuất trên rèm để tránh bụi tích tụ
- Nếu có vết bẩn trên rèm, bạn hãy lau sạch bằng giẻ thấm nước, tránh để vết bẩn lưu lại quá lâu trên rèm
- Rèm nhung không thấm nước hoặc màn rèm từ gỗ nên giặt khô
- Nếu rèm có ống lót hoặc tấm phủ bằng vải thì nên giặt khô, không được giặt nước và tuyệt đối không tẩy trắng
- Khi rèm xuất hiện sợi chỉ thừa hoặc hỏng hóc thì hãy dùng kéo cắt gọn gàng, không tự kéo bằng tay để tránh hỏng rèm.
Với những chia sẻ bên trên, hy vọng bạn nắm rõ cách giặt rèm vải tại nhà sạch sẽ, nhanh chóng. Trường hợp quá bận rộn, bạn có thể liên hệ dịch vụ giặt rèm của DONNHADANANG qua hotline 0938 063 121 để được hỗ trợ chi tiết!