Biện pháp thi công lắp đặt cửa nhôm kính
  1. NGUỒN LỰC THI CÔNG: 
    1. Thiết bị chính yếu phục vụ công tác thi công:
SttThiết bịChủng loạiĐơn vịNgày lắp đặtGhi chú
1Cờ lê 17-19
2Tuốc nơ vít
3Búa
4Máy cắt cầm tay
5Máy khoan cầm tay
6Máy khoan bê tông
7Máy đục bê tông
8Dây điện nguồn
9Pa lăng xích
10Pallet chứa kính
11Đầu vặn vít
12Súng bắn keo bịch
13Súng bắn keo chai
14Hít kính
  1. Vật tư từng công tác:
SttHạng mụcChủng loạiĐơn vịKhối lượngGhi chú
1Cửa sổ, cửa bật, cửa  lùa, cửa đi vách kính.m21.232
  1. Thiết bị máy móc chuyên dụng từng công tác:
SttChủng loạiSố lượngĐơn vịGhi chú
1Dàn giáo20Bộ
  1. Nhân lực thi công:
SttNhân lực quản lýChức vụNhân lực thi công
1Trịnh Hoàng ChưGDDA
2Lê Ngọc HuânQLTC
3Cao Văn TuấnCHT
4Lê Hữu ThắngGS
5Nguyễn Vĩnh ChươngGS
6Phạm Đức TháiATLĐ
7Nguyễn Đức DươngBT
8Nguyễn Văn ÁnhThủ Kho
9Công nhânNguyễn Chương Quân
10Công nhânTrịnh Hoài Phương
11Công nhânNguyễn Thanh Giàu
12Công nhânBùi Tấn Phát
13Công nhânLê Thanh Bình
14Công nhânTrần Văn Tho
15Công nhânLê Thanh Tú
16Công nhânQuách Minh Lâm
17Công nhânQuách Minh Hà
18Công nhânBùi Văn Đông
  1. Danh mục trang bị bảo hộ lao động:
SttTrang bịSttTrang bị
1Nón bảo hộ10Kính bảo hộ
2Giầy bảo hộ10Khẩu trang
3Dây đai an toàn2
4Bao tay len10
5Áo phản quang10
  1. QUI TRÌNH THI CÔNG:
    1. Nguyên tắc chung:

Phối hợp với các đơn vị liên quan: Ban QLDA, đơn vị tư vấn giám sát, tổng thầu xây dựng, nhà thầu M&E … về các vấn đề như:

  1. Kho bãi để tập kết vật tư bán thành phẩm: cần khoảng 100 m2 trên mặt bằng các tầng để tập kết khung nhôm và kính. Các vật tư như khung nhôm phải sắp xếp, kê lót và bao bọc cẩn thận, tránh để trầy xước (hình 1). 
  1. Kho bãi để tập kết vật tư  thành phẩm: cần khoảng 100 m2 trên mặt bằng  tầng để tập kết khung nhôm và kính.  Vật tư như khung nhôm phải sắp xếp, bao bọc cẩn thận, tránh để trầy xước (hình 1). 

Hình 1

Kính được xếp trên giá đỡ kính đảm bảo vững chắc và có dây buộc lai để không bị ngã khi có gió lớn (hình 2).

Hình 2

Khi cần di chuyển các vật tư như nhôm hoặc kính đến vị trí lắp ở xa kho chứa thì dùng giá đỡ có gắn bánh xe để vận chuyển (hình 3)

Hình 3

  1. Nguồn điện 3 pha 380V với đồng hồ điện công suất khoảng 30 kw phục vụ thiết bị thi công: cẩu mini, sàn nâng Gondola, máy khoan, máy hàn …
  1. Một số vấn đề khác tại công trường: tim trục, chuẩn cao độ, bảo vệ vách kính thành phẩm đã lắp đặt …
  1. Công việc chuẩn bị trước khi lắp dựng:
  2. Kỹ thuật của nhà thầu nhôm kính phối hợp với Tổng Thầu Chính để nhận bàn giao tim trục và chuẩn cao độ từ Chủ đầu tư trước khi tiến hành.
  1. Khảo sát nhịp sàn từng tầng, đo các đường tim trục, chuẩn cao độ của từng tầng. 
  1. Khảo sát môi sàn bê tông liên kết khung mặt dựng vách kính.
  1. Nếu các sai lệch về kích thước của bê tông vượt quá sai số cho phép Nhà thầu nhôm kính sẽ phản hồi cho Tổng Thầu Chính để sửa chữa hoặc điều chỉnh cho phù hợp. 
  1. Việc kiểm tra hoặc lấy dấu chuẩn trên các tầng được tiến hành bằng máy laser và một số dụng cụ cầm tay kèm theo…    
  1. Phương pháp thi công lắp đặt:

Phương pháp lắp đặt khung nhôm: để thuận lợi cho việc thi công lắp đặt ta lắp đuổi từ trái sang phải hoặc ngược lại và lắp chồng từ dưới lên trên.

BƯỚC 1: LẮP KHUNG NHÔM

Lắp khung theo trình tự sau:

1. Lắp dựng khung nhôm tầng dưới cùng

Liên kết những thanh nhôm ngang & những thanh nhôm đứng thành từng khung nhỏ dưới mặt sàn gần vị trí lắp mặt dựng vách kính (hình 4). Những khung này có khối lượng vừa đủ để có thể dựng đứng lên được bằng tay mà không bị hư hỏng mối ghép giữa thanh nhôm ngang và thanh nhôm đứng. Trong quá trình thực hiện, toàn bộ khung nhôm phải kê lót bằng gỗ hoặc giấy carton để không bị trầy xước bề mặt khung nhôm.

Công việc được thực hiện liên tục cho đến khi đủ chiều rộng thiết kế của mặt dựng vách kính.

Hình 4

Trước khi liên kết thanh nhôm ngang vào thanh nhôm đứng ta phải bắn keo silicone chống thấm vào hai đầu của thanh nhôm ngang (hình 5) để mối ghép giữa thanh nhôm ngang và đứng kín khít đảm bảo không bị thấm nước qua tường kính trong quá trình sử dụng.

Hình 5

Thanh nhôm ngang liên kết với thanh nhôm đứng bằng bát nhôm được gắn trên thanh nhôm đứng và bằng vít Inox (hình 6). 

Hình 6

Sau khi liên kết đầu thanh nhôm ngang phải khít với bề mặt thanh nhôm đứng (hình 7).

Hình 7

     Để lắp đặt khung nhôm ở vị trí trên cao, đòi hỏi công nhân phải đứng trên sàn thao tác bằng giàn giáo hoặc Gondola phía bên ngoài, với điều kiện giàn giáo phải cách tường kính từ 300 – 500 mm và có lan can an toàn, cầu thang lên xuống (giàn giáo phải được neo và chống đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công). Tất cả công nhân khi làm việc trên sàn thao tác phải móc dây an toàn vào lan can của sàn thao tác (hình 8).

Hình 8

* Thiết bị hỗ trợ Gondola

C:\Users\THUONG VO\Desktop\1339735199_398979358_1-Hinh-anh-ca--San-Treo-Ti-nang-cau-truc-thiet-bi-cau-truc.jpg

Hình 8a

Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các máy, thiết bị… có yêu cầu về an toàn theo quy định của nhà nước đều phải đựơc đăng ký và kiểm định trước khi đưa vào điều khiển.

    Chỉ được phép sử dụng những thiết bị trong tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng ký thời hạn kiểm định. Không được phép sử dụng thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua kiểm nghiệm và chưa được đăng ký sử dụng.

     Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải được huấn luyện nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.

     Khoan cấy tắc kê nở vào vị trí để lấy dấu.

     Hệ thống bát neo sẽ được gắn vào tắc kê nở và được điều chỉnh đúng vị trí yêu cầu. Sau đó tiến hành xiết đai ốc để cố định bát.

     Tất cả giàn giáo, Gondola thi công được lắp ráp dưới sự kiểm soát và giám sát của nhân viên an toàn của nhà thầu nhôm kính trước khi đưa vào thi công.

Hình 9

     Lắp đặt khung nhôm đã liên kết như hình 4 vào vị trí mặt dựng vách kính, lắp xong khung thứ nhất rồi đến khung thứ 2, 3, … Các khung nhôm được liên kết với nhau bằng các thanh nhôm ngang để mặt dựng vách kính liên tục như bản vẽ thiết kế. Dùng gỗ để kê dưới chân thanh nhôm đứng sao cho thanh nhôm ngang dưới cùng đúng cao độ theo bản vẽ thi công được duyệt. 

     Lắp đặt các thanh nhôm đứng đúng vị trí như bản vẽ thiết kế dựa vào tim trục và các dụng cụ máy móc kèm theo (thước dây, dây dọi, thước thủy, máy chiếu laser).

      Liên kết thanh nhôm đứng vào sàn bê tông bằng bát sắt mạ kẽm, một mặt bát sắt liên kết vào khung nhôm bằng bulong Inox, mặt bát sắt  lại liên kết vào sàn bê tông bằng tắc kê nở (hình 10 & 10a).

Hình 10

Hình 10a

     Trong quá trình lắp thường xuyên kiểm tra cao độ, độ nghiêng, độ phẳng khung nhôm bằng máy chiếu laser, máy thủy bình hoặc dây dọi và thước thủy (Hình 10b).

Hình 10b

    Tất cả các khung nhôm được bao bọc lớp bảo vệ PVC chuyên dùng ngay sau khi gia công, và được giữ nguyên lớp bao bọc này trong suốt thời gian lắp đặt đến khi vệ sinh bàn giao (hình 11).

Hình 11

2. Lắp khung nhôm các tầng trên tiếp theo:

    Công việc lắp khung các tầng tiếp theo không cần phải thực hiện định vị cao độ thanh nhôm ngang và vị trí thanh nhôm đứng nữa, chỉ thực hiện các công việc sau:

     Lắp thanh nhôm đứng tầng trên tiếp theo vào thanh nhôm đứng tầng dưới, liên kết giữa chúng bằng ống lồng ở giữa, giữa hai thanh nhôm đứng nối từng tầng có khe dãn  nở ~ 10mm (hình 12).   

Hình 12

    Tương tự như tầng dưới cùng, cần phải định vị các thanh nhôm đứng không cho nghiêng ngã quá sai số cho phép mỗi tầng ± 3mm và liên kết khung nhôm vào bê tông.

BƯỚC 2. LẮP ĐẶT CỬA:

  1. Công tác chuẩn bị 

       Kiểm tra kích thước và chuẩn bị khe mở tường là công việc đầu tiên cần thiết đảm bảo chất lượng của việc lắp cửa. Mặt tường chính đúc trước cho phép kiểm soát kích thước tốt hơn so với tường đúc bê tông sẵn và tường gạch cũng như đòi hỏi ít công việc chuẩn bị hơn. Tim cốt chuẩn (RL) cần xác lập ở vị trí thích hợp để giúp việc định vị đúng các khe mở tường và lắp đặt khung cửa.

      Phải thực hiện kiểm soát kích thước trên khe mở tường để đảm bảo độ rộng khe mở giữa tường và khung cửa trong phạm vi từ 5-10mm.

                                      Hình 1.1 Kiểm tra việc xác lập và kích thước của các khe mở tường

         Kiểm tra kích thước theo tim cốt (RL)                Kiểm tra khe hở theo chiều rộng cho phép

Tránh sử dụng vữa xi măng để trét các khe mở lớn vì vữa xi măng có thể bị nứt dẫn đến việc thấm nước.

 2.2 Lắp đặt 

         Việc lắp cửa gồm công việc lắp khung bao ngoài ở giai đoạn xây dựng đầu tiên và các cánh cửa được lắp đặt tiếp theo đó. Đây là một công đoạn phụ thuộc nhiều vào tay nghề. Chỉ có những công nhân nhà thầu đã qua huấn luyện mới có thể thực hiện việc lắp đặt cho hệ thống cửa sổ.

  • Lắp khung vào tường gạch/ tường bê tông

Trước khi lắp đặt khung cửa, phải kiểm tra những vấn đề sau đây:

  • Khe mở tường phải được kiểm tra những lỗi về vật lý. Bất cứ khuyết điểm nào cũng phải được sửa chữa trước khi tiến hành lắp đặt
  • Khung cửa cần kiểm tra xem có hư hỏng không. Sửa chữa hoặc thay thế  các khung bị lỗi. 

Thường dùng miếng chêm bằng gỗ hình chữ V để tạm thời giữ khung cửa trong khe mở tường như hình 2.1. Sau đó khung cửa được kiểm tra độ thẳng đứng, độ phẳng, và vị trí (hình 2.1). 

                                 Hình 2.1: Sử dụng các miếng chêm bằng gỗ hình chữ V để định vị khung

              
                        Hình 2.2: Kiểm tra độ thẳng đứng, độ phẳng, và vị trí của khung cửa
                 
Kiểm tra độ thẳng đứng của khung      Kiểm tra độ ngang của khung
          
Kiểm tra độ thẳng của khungKiểm tra độ phẳng của khung với mặt tường hoàn thiện

    Sau khi xác định vị trí khung, các đai thép mạ kẽm được đóng vào tường. Khi đóng các đai thép, phải duy trì dây dọi để đảm bảo vị trí của khung được chính xác. 

      Có thể kiểm tra độ phẳng và độ vuông góc của khung được lắp bằng cách kiểm tra đường chéo như hình 

Hình 2.3: Liên kết khung vào tường

      
    Bắt chặt đai thép vào tường bằng vít tắc kê      Kiểm tra đường chéo khung sau khi lắp


  1. Trám khe hở giữa tường và khung cửa   

       Các khe hở giữa khung cửa và tường cần được trám kỹ để chống thấm nước ở những vị trí này. Tùy theo kích thước của khe hở, keo trám chống thấm.

  • Sử dụng keo trám

    Có thể đùng keo trám để trám các khe hở giữa tường và khung cửa nếu kích thước khe hở từ 5-10mm.

    Trước khi trám, dùng khăn sạch lau khung nhôm. Khung và bề mặt tường xung quanh khe hở phải được bảo vệ bằng băng keo để ngăn không cho keo trám làm dơ các bề mặt này và giữ cho đường keo được gọn gàng.

      Nên sử dụng các thanh mút xốp ngăn cách keo trám tiếp xúc với mặt trong khe hở  ngang để chất keo trám điền chặt hơn. Thực hiện trám keo bằng cách đưa đầu bơm vào trong khe hở để bơm.

     Tiếp tục trám các điểm nối để đảm bảo các vùng này được điền kín. Loại bỏ các chất trám dư thừa và miết cho bề mặt được láng mịn.

Hình 2.4: Bơm keo
                    
Dán băng keo vào khung cửaDán băng keo vào tường
                     
Bơm keo trámBơm keo trám với thanh mú

BƯỚC 3: LẮP KÍNH 

Việc lắp kính được tiến hành theo tiến trình: Kính được chuyển lên các tầng theo từng vị trí lắp của tấm kính, công nhân chuyển đến vị trí lắp (trường hợp kính to nặng được vận chuyển bằng xe đẩy kính chuyên dụng). Sau khi kiểm tra tấm kính đã đúng vị trí lắp, công nhân thực hiện bằng tay dùng cẩu mini đưa tấm kính từ bên trong ra ngoài qua ô kính cần lắp để thực hiện công việc lắp đặt (hình 13).

Hình 13

Sau khi lắp kính vào khung nhôm tiến hành lắp bát giữ tạm tấm kính, bắn keo silicone kết cấu và silicone chống thấm theo đúng bản vẽ thiết kế.

Nếu công trình có sẵn giàn giáo phía bên ngoài thì công nhân đứng trên sàn thao tác của giàn giáo đeo dây an toàn đúng quy định về an toàn để thực hiện công việc lắp  kính (hình 14).

Hình 14

Nếu công trình đã tháo dỡ giàn giáo thì công nhân được đứng trên sàn nâng Gondola để thực hiện thao tác lắp kính vào khung nhôm (hình 15).

Hình 15

Sàn nâng khi đưa vào công trường phải được kiểm tra kỹ các chỉ tiêu kỹ thuật (cáp, động cơ, bộ phận thắng,…).

Sàn nâng sau khi lắp trên công trường phải kiểm tra về tiến trình hoạt động lên xuống, thắng và khả năng chịu tải, phải có cơ quan chức năng kiểm định theo đúng quy định về an toàn và bảo hộ lao động. 

Công nhân lên sàn làm việc phải qua lớp huấn luyện an toàn sử dụng sàn nâng, phải đảm bảo sức khỏe theo đúng quy định của an toàn bảo hộ lao động.

Dây cứu sinh phải được kiểm tra kỹ về khả năng an toàn có sự chứng kiến của cán bộ chuyên môn.

Công nhân lên sàn để thực hiện đeo dây an toàn và mắc vào khóa chống rơi trên dây cứu sinh và không được đứng quá 4 người (hình 16)

               Hình 16

Ngoài ra trong quá trình sử dụng sàn nâng phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đảm bảo sàn nâng hoạt động an toàn.

Hình 17

Hình 17a

Khi kính được kéo tới cao độ vi trí cần lắp, dùng hít kính đưa kính vào đúng vị trí cần lắp (hình 18).

Hình 18

Đối với hệ mặt dựng không thấy khung thì liên kết kính với khung nhôm bằng keo silicone kết cấu (hình 19).

Hình 19

  1. CÔNG TÁC VỆ SINH HOÀN THIỆN:

Sau khi hoàn thành việc lắp kính và bơm keo silicone, kính sẽ được vệ sinh sạch sẽ những chất bám dinh, gồm vệ sinh mặt trong và vệ sinh mặt ngoài của mặt dựng vách kính:

  • Vệ sinh mặt trong là công việc khá đơn giản, các nguy cơ dẫn đến tai nạn thấp.
  • Vệ sinh mặt ngoài: Vệ sinh mặt ngoài là công việc mang tính nguy hiểm rất cao. Công nhân vệ sinh bằng cách thả các dây đu và làm việc theo trục thẳng đứng, công nhân vệ sinh là những đội thi công chuyên về vệ sinh cho các tòa nhà cao tầng.

Những dụng cụ, thiết bị trong đu dây:

  • Dây đu: gồm dây tải và dây cứu sinh.

Công nhân đu dây vệ sinh mặt dựng

  • Ghế ngồi, dây đai an toàn toàn thân, bộ khóa đu dây, khóa an toàn.

Thiết bị an toàn cho công việc đu dây.

  • Các dụng cụ phục vụ cho công việc vệ sinh sẽ được neo, cột vào ghế ngồi.

Ngoài việc đu dây vệ sinh, công nhân có thể đứng trên sàn Gondola để thực hiện công tác vệ sinh mặt dựng vách kính.

  1. NGUỒN ĐIỆN THI CÔNG:
  • Quân Đạt sẽ lắp tủ điện có đồng hồ và đấu nối vào nguồn điện thi công của nhà thầu chính theo sự chỉ dẫn của Ban chỉ huy công trường.
  • Nguồn điện sử dụng 3 pha, công suất tiêu thụ tối đa 35kw/h.
  • Tất cả các đấu nối dây điện di động đều sử dụng phích cắm công nghiệp đảm bảo không bị rò rỉ điện, dây điện phải được treo móc lên cao an toàn
  1. ÁNH SÁNG THI CÔNG:
  • Khi thi công ban đêm hoặc khu vực thiếu ánh sáng sử dụng đèn cao áp 500W để chiếu sáng đảm bảo đủ ánh sáng thi công an toàn. Nhân viên an toàn phải thường xuyên kiểm tra nếu thấy không đảm bảo thì yêu cầu tăng cường thêm ánh sáng hoặc báo cáo Ban chỉ huy cho dừng công việc đến khi thực hiện đủ ánh sáng thì cho thi công lại.
  1. GIAO THÔNG TRONG CÔNG TRƯỜNG:
  2. Giao thông theo phương ngang:

– Sử dụng xe cẩu thùng hoặc xe nâng xếp vật tư lên xe tải để vận chuyển các pallet chứa kính.

– Sử dụng pallet có bánh xe để di chuyển những khung nhôm và những tấm kính có kích thước lớn đến bãi tập kết và vị trí lắp đặt. 

  1. Giao thông theo phương đứng:
  • Sử dụng vận thăng để vận chuyển bát thép, các vật tư phụ lên các tầng để lắp đặt. 
  • Sử dụng Gondola để vận chuyển những tấm kính có kích thước vừa và nhỏ lên vị trí lắp đặt. 
  1. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP:
  2. Khi có tình huống khẩn cấp, phải thực hiện theo các bước sau:

Trong trường hợp có cháy xảy ra.

Bước 1: Giữ bình tĩnh. Đừng hốt hoảng. Đảm bảo mình không bị ảnh hưởng bởi đám cháy.

Bước 2: Thông báo cho những người xung quanh bằng cách như hét lên “Cháy”.

Bước 3: Nếu bạn được an toàn, sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt đám cháy (Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng loại bình chữa cháy và biết làm thế nào để dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng  và chính xác, nếu không thì  KHÔNG  SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY).

Bước 4A: Nếu đám cháy đã được dập tắt,giữ nguyên hiện trường vụ cháy, cho đến khi dịch vụ hỗ trợ đến vắn  tắt ngắn ghi lại thời gian, địa điểm và tính chất của vụ cháy.

Bước 4B: Nếu cháy không được dập tắt, hét lên”Cháy ” và tìm ra lối thoát hiểm khả thi gần nhất. Các giám sát trực tiếp sẽ thông báo cho giám sát an toàn lửa không dập tắt được.

Bước 5: Giám sát an toàn sẽ hướng dẫn báo động sơ tán và gọi dịch vụ khẩn cấp ,thông báo cho Giám đốc dự án. 

Bước 6: Khi có hiệu lệnh báo động sơ  tán, tất cả các nhân viên nên tập trung tại các khu vực được xác định.

Bước 7: Xác định vị trí giám sát trực tiếp của bạn làm theo hướng dẫn đưa ra. Mỗi giám sát viên phải kiểm tra xem tổ/đội của mình là đủ hay không và báo cáo ai người là mất tích.

Bước 8: Giám sát sẽ báo cáo để điều phối khẩn cấp và dịch Vụ chữa cháy cho bất kỳ nghi ngờ người bị mất.

Bước 9: Chỉ có quản lý dự án cho phép cho các nhân viên để tiếp tục các hoạt động hay không.

Trường hợp sụp đổ kết cấu

Bước 1: Hãy bình tĩnh. Đừng hoảng sợ.

Bước 2: Thông báo cho người giám sát trực tiếp của bạn.

Bước 3: Nếu bạn được an toàn, tìm lối thoát hiểm gần nhất để đến điểm tập trung.

Bước 4: Giám sát an toàn sẽ hướng dẫn báo động sơ tán và gọi dịch vụ khẩn cấp, thông báo cho Giám đốc dự án sẽ là  người quyết định để chỉ định điều phối viên khẩn cấp.

Bước 5: Khi có hiệu  lệnh báo động sơ  tán, tất cả các nhân viên nên tập trung tại các khu vực được xác định.

Bước 6: Xác định vị trí giám sát trực tiếp của bạn làm theo hướng dẫn. Mỗi giám sát viên phải kiểm tra xem tổ/đội của mình là đủ hay không và báo cáo ai người là mất tích.

Bước 7: Giám sát sẽ báo cáo để điều phối khẩn cấp và dịch vụ chữa cháy cho bất kỳ nghi ngờ người bị mất.

Bước 8: Chỉ có quản lý dự án cho phép cho các nhân viên để tiếp tục các hoạt động hay không.

Trong trường hợp có tai nạn

Bước 1:  Giữ bình tĩnh. Đừng hoảng sợ.

Bước 2:  La lớn để được hỗ trợ.

Bước 3: Kiểm tra vị trí của tai nạn, sự cố có ảnh hưởng đến an toàn của bạn hay không. Nếu không thì giữ lại những người bị thương tại nơi xảy ra tai nạn và chờ đợi cho các dịch vụ khẩn cấp. Không được di chuyển người bị thương trừ phi tính mạng của họ đang bị đe đoạ.

Di chuyển người bị thương

Bước 4: Thông báo cho người giám sát trực tiếp của bạn.

Bước 5: Cung cấp người bị thương cho nhân viên Y tế.

Bước 6: Trong khi chờ đợi dịch vụ khẩn cấp đến, nói chuyện với những người bị thương và làm cho người bị thương cảm thấy thoải mái.

Bước 7: Đối với tai nạn không nghiêm trọng, nhân viên Y tế sẽ sơ cứu hoặc đưa những người bị thương vào phòng cấp cứu.

  1. Khi có tình huống khẩn cấp, phải nhanh chóng thông tin theo danh mục sau:

Trong trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện các bước sau:

Quản lý dự án sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý Tình huống khẩn cấp.

Gọi cho cơ quan chữa cháy chuyên nghiệp, nghĩa là cảnh sát hay cảnh sát phòng cháy chữa cháy và/hay xe cấp cứu từ bệnh viện địa phương có bác sĩ cấp cứu, nếu nạn nhân bị thương nặng

Trong trường hợp có TAI NẠN LÀM BỊ THƯƠNG NHIỀU NGƯỜI, nhân viên an toàn công trường sẽ gọi điện cho Bệnh viện địa phương yêu cầu xe cấp cứu có bác sĩ và nhân viên y tế khác đến hiện trường.

Giám đốc dự án hay cấp phó sẽ được quản lý dự án thông báo ngay và sẽ có mặt tại công trường càng sớm càng tốt để đảm nhiệm vai trò quản lý tình huống khẩn cấp;

  1. Sơ đồ bệnh viện, cấp cứu gần nhất :

CÁCH LIÊN LẠC KHẨN CẤP KHI XẢY RA TAI NẠN

An toàn công trường
Mr.Phạm Đức Thái0938 825 005
Ban chỉ huy công trường
Mr.Trịnh Minh Phong0903864375
  1. PHÁT HIỆN VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO VỀ HSE: 
    1. Quản lý an toàn về Điện:
  • Tất cả các công cụ điện phải được kiểm tra trước khi mang vào CT như: máy hàn điện, máy mài tay, máy khoan, máy cắt…… 
  • Các tủ điện phải được trang bị ELCB và bảo vệ nối đất.
  • Phải nghiêm chỉnh chấp hành những nguyên tắc khi sử dụng thiết bị điện.
  • Cấm can thiệp khi điện đang hoạt động. 
  • Nghiêm túc tuân theo những bảng cảnh báo an toàn về điện.
  • Các phần dẫn điện phải được cách ly hoặc che chắn.
  • Chỉ những người có chuyên môn mới được sửa chữa các thiết bị điện.
  • Kiểm tra định kỳ độ an toàn của dây dẫn.
  • Khi phát hiện hỏng hóc cần báo cho người có trách nhiệm.
  • Không tự ý đấu nối, sửa chữa các thiết bị điện.
  • Chỉ sử dụng phích cắm công nghiệp.
  1. Quản lý an toàn về vật liệu dễ cháy nổ:
  2. An toàn phòng chống cháy nổ các loại hóa chất 
  • Nơi chứa hóa chất nhất thiết phải đề ra bảng hướng dẫn các biện pháp an toàn về phòng chống cháy nổ. Mỗi công nhân viên làm việc trong kho phải nắm chắc và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn phòng chống cháy nổ, những nhân viên mới tuyển hoặc lâu ngày không tiếp xúc với hóa chất, trước khi vào làm việc phải được tập huấn về các biện pháp an toàn về phòng chống cháy nổ.
  • Phân nhóm các hóa chất nguy hiểm: các chất cháy nổ có thể được chia làm 8 nhóm: (1) các chất dễ nổ, (2) các chất có thể có khả năng tạo thành hỗn hợp nổ, (3) các loại khí nén và khí hóa lỏng, (4)các chất tự cháy ở điều kiện thường, trong nước hoặc trong không khí ẩm, (5) các hợp chất dễ bắt lửa, (6) các chất có độc tính cao, (7) những chất có khả năng gây cháy và gây bỏng, (8) những chất dễ cháy như bông, lưu huỳnh, phốtpho đỏ để cách ly với các chất thuộc nhóm trên.
  • Các hóa chất chỉ được phép bảo quản ở kho riêng, không bảo quản chúng với bất kỳ tài sản nào khác. – Không được sử dụng điện chiếu sáng và các thiết bị điện khác trong kho hóa chất. – Xuất nhập hóa chất phải tiến hành ban ngày. – Khi bảo quản các hoá chất mà có thể bị phân hủy do tác dụng của nhiệt độ, nước và tạo ra các chất cháy cần phải kiểm tra cẩn thận tình trạng các bao kiện khi nhập kho. Chỉ được mở bao kiện ở nơi tiêu thụ.
  • Các kho chứa hóa chất độc có thể tự cháy khi gặp nước, gặp độ ẩm cao, cần luôn luôn đảm bảo khô ráo, thông thoáng và có bục bệ.
  • Khi bảo quản lưu huỳnh không được để rơi vãi và tiếp xúc với các chất ôxy hoá có thể gây nên sự cháy lưu huỳnh. Ngoài ra cần phải tránh sự tác động của ánh nắng vào lưu huỳnh vì sẽ gây nên sự thăng hóa lưu huỳnh. 

Các axit vô cơ có thể làm phân huỷ các hóa chất khác và gây cháy các chất hữu cơ cần bảo quản thành từng nhóm. Cấm bảo quản acid ở tầng hầm, gần các nguồn nhiệt và ngoài nắng. Các bình acid phải để trong hòm, sọt ở đáy và xung quanh phải có đệm êm.

  • Cấm hút thuốc và làm các việc sử dụng ngọn lửa trần trong khu vực kho.
  • Thủ kho chỉ được đóng cửa kho khi đã kiểm tra lại tình trạng an toàn phòng cháy chữa cháy của nhà kho.

Phương pháp chữa cháy hóa chất

  • Cán bộ chữa cháy chuyên nghiệp, đội viên đội chữa cháy phải nắm được các tính chất, khả năng, công dụng của các dụng cụ chống độc.
  • Chỉ huy chữa cháy nhất thiết phải hỏi và thống nhất với những người có chuyên môn về những hiện tượng xuất hiện trong đám cháy. 
  • Tùy theo tính chất của các loại hóa chất độc mà sử dụng các chất chữa cháy và phương pháp phù hợp: tia nước, bột, bọt hóa học, khí cacbonic. 
  • Nghiêm cấm phun nước vào những nơi thấy có khói mà chưa tiến hành trinh sát, kiểm tra. 
  • Khi chữa cháy các chất độc phải tìm biện pháp tiêu nước, ngăn chặn nước chảy tràn gây ngộ độc cho người và gia súc.
  • Khi chữa cháy cần đứng ở đầu gió, phải có biện pháp sơ tán người đến nơi an toàn. 
  • Khi vào chữa cháy các kho chất độc nhất thiết phải có mặt nạ và các dụng cụ chống độc.
  • Cấm những người không có trang bị chống độc hoặc sử dụng các trang bị chống độc bị hư hỏng vào đám cháy. 
  • Chú ý không để chất độc dính vào cơ thể. Không giẫm chân vào nơi có hoá chất độc mạnh bị đổ vỡ.
  • Ở nơi xảy ra cháy cần thành lập trạm cấp cứu trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng chống cấp cứu ngộ độc.
  • Sau khi dập tắt đám cháy cần phải bảo vệ hiện trường, ngăn chặn người và gia súc qua lại nơi xảy ra cháy.
  • Những người tham gia chữa cháy hóa chất độc cần tắm gội sạch sẽ sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu thấy khó chịu phải đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ. 
  • Phải đảm bảo cho người khi xảy ra cháy nổ ở bất kỳ vị trí nào trong Trung tâm 
  • Phải đảm bảo an toàn cho phòng thí nghiệm khi hoạt động bình thường cũng như khi cải tạo sửa chữa và có sự cố.

              Phòng chống cháy do điện

  • Cháy do dùng điện quá tải: 
  • Cách phát hiện: dùng những dụng cụ đo điện như ampe kế, nhiệt kế, phương pháp dùng ampe kế là chính xác nhất. Sau khi biết dòng điện cường độ thực tế của nó là bao nhiêu rồi đem đối chiếu với bảng tiêu chuẩn cho phép tải sẽ biết là dây có bị quá tải hay không.
  • Biện pháp phòng trừ quá tải: (1) khi thiết kế phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện, (2) khi sử dụng không được dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn nếu mạng điện không tính được đến việc dùng thêm những dụng cụ đó, (3) chú ý kiểm tra nhiệt độ của các thiết bị không để nóng quá mức quy định., (4) những nơi cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là nơi dễ phát lửa khi dòng điện bị quá tải cần được thay mới, (5) khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị phải có những bộ phận bảo vệ như cầu chì, rơle.
  • Cháy do chập mạch 
  • Các nguyên nhân gây ra chập điện: (1) các dây trần phía ngoài nhà có cành cây đổ vào khoảng cách giữa 2 dây không đúng tiêu chuẩn gió rung cây chập mạch, cột điện bị đổ, (2) phía trong nhà khi 2 dây bị mất cách điện chạm vào nhau, (3) khi nối các đầu dây với nhau vào các máy móc dụng cụ không đúng quy cách, (4) việc mắc dây không phù hợp với môi trường sản xuất có hóa chất ăn mòn. 
  • Biện pháp đề phòng chập mạch: (1) khi mắc dây điện, chọn và sử dụng máy móc thiết bị điện phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như dây điện trần phía ngoài nhà phải cách xa nhau 0.25m, (2) không dùng dây đanh, dây thép, dây kẽm để buộc dây điện, (3) các dây điện nối vào phích cắm, đui đèn, máy móc phải chắc và gọn, điểm nối vào mạch rẽ ở 2 đầu dây nóng và nguội không được trùng lên nhau.
  • Cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở)
  • Nguyên nhân: Các chổ nối không chặt thì dòng điện đi qua sẽ xảy ra các hiện tượng như dây nóng, phát ra tia lửa điện có thể gây cháy nếu xung quanh có các chất dễ bắt cháy là xăng, dầu, bông. ¹ Cháy do tia lửa tĩnh điện 
  • Hồ quang điện là một dạng phóng điện trong không khí, sức nóng của hồ quang điện rất lớn có thể lên đến 6.000 độ C. Hồ quang điện thường xuất hiện trong khi hàn điện, ở các cầu dao. 
  • Đề phòng: Dùng những bộ phận đặc biệt để tránh hồ quang điện như cầu dao dầu, máy biến thế dầu, đui đèn chống nổ.

Chữa cháy bắt nguồn từ điện

  • Trong đám cháy bao giờ cũng có ánh chớp xanh của tia lửa điện, mùi khét của Ozone không khí hoặc mùi khét do cháy các vỏ cách điện. Thiết bị điện cháy thường không cháy to, nhưng nguy hiểm, vì nếu không dập tắt kịp thời thì là cháy nhà cửa thiết bị, vật tư khác. Trước khi chữa cháy thiết bị điện phải cắt nguồn điện rồi mới tiến hành cứu chữa. Nếu cháy nhỏ có thể dùng bình CO2 để cứu chữa. Khi đám cháy đã phát triển lớn thì tùy tình hình cụ thể mà quyết định phương pháp cứu chữa thích hợp.
  • Khi cắt điện người chữa cháy phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ như sào cách điện, bục cách điện, ủng, găng tay và kéo cắt điện. Những dụng cụ này phải ghi rõ điện áp cho phép sử dụng.
  1. Quản lý an toàn Phòng cháy chữa cháy:
  • Không sử dụng điện quá công suất. Nghiêm cấm mang chất nổ, cháy dễ cháy vào khu vực thi công. Chấp hành tốt nội quy, quy định về công tác PCCC. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành qui định về công tác an toàn về PCCC.
  • Không tự ý mắc nối điện để dùng, chỉ có những người có bằng cấp chuyên môn về điện mới làm việc về điện. Những công nhân khác không được sử dụng tủ điện.
  • Nhà thầu sẽ bố trí các bảng nội quy, tiêu lệnh PCCC và các bình chữa cháy ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy, 
  • Phải xin giấy phép cho việc nóng khi hàn hoặc cắt ở những nơi gần chất đễ cháy nổ 
  • Các chất lỏng dễ cháy phải được tập kết tại nơi an toàn 
  • Không được làm cản trở, che chắn những bình cứu hoả và các trang thiết bị cứu hoả khác.
  1. Quản lý an toàn làm việc trên cao:
  2. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao 
  • Từ 18 tuổi trở lên.
  • Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần
  • Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.
  • Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao: dây an toàn,quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động.
  • Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc trên cao.
  1. Nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao 

– Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

– Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

– Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

– Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

– Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

– Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.

– Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

– Lúc tối trời , mưa to, giông bão, hoặc có gío mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, vv.

c. Yêu cầu đối với các phương tiện làm việc trên cao 

  • Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, một biện pháp cơ bản nhất là phải trang bị dàn giáo ( thang, giáo cao, giáo ghế, giáo treo, chòi nâng, sàn treo,…) để tạo ra chỗ làm việc và các phương tiện khác bảo đảm cho công nhân thao tác và đi lại ở trên cao thuận tiện và an toàn.
  • Để bảo đảm an toàn và tiết kiệm vật liệu, trong xây dựng chỉ nên sử dụng các loại dàn giáo đã chế tạo sẵn theo thiết kế điển hình
  • Chỉ được chế tạo dàn giáo theo thiết kế riêng, có đầy đủ các bản vẽ thiết kế và thuyết minh tính toán đã được xét duyệt.
  • Dàn giáo phải đáp ứng với yêu cầu an toàn chung sau:

a) Về kết cấu 

  • Các bộ phận riêng lẻ (khung, cột, dây treo, đà ngang, đà dọc, giằng liên kết, sàn thao tác, lan can an toàn), và các chỗ liên kết phải bền chắc. Kết cấu tổng thể phải đủ độ cứng và ổn định không gian trong quá trình dựng lắp và sử dụng. 
  • Sàn thao tác phải vững chắc, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không được vượt quá 10mm. 
  • Sàn thao tác ở độ cao 1,5m trở lên so với nền, sàn phải có lan can an toàn. 
  • Lan can an toàn phải có chiều cao tối thiều 1m so với mắt sàn, có ít nhất hai thanh ngang để phòng ngừa người ngã 
  • Có thang lên xuống giữa các tầng (đối với dàn giáo cao, và dàn giáo treo). Nếu tổng chiều cao của dàn giáo dưới 12m có thề dùng thang tựa hoặc thang treo.Nếu tổng chiều cao trên 12m, phài có lồng cầu thang riêng. 
  • Có hệ thống chống sét đối với giáo cao. Giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết phải có hệ thống chống sét riêng. 

b)Yêu cầu an toàn khi dựng lắp và tháo dỡ 

  • Khi dựng lắp và thao dỡ dàn giáo phải có cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng hướng dẫn, giám sát.
  • Chỉ được bố trí công nhân có đủ tiêu chuẩn làm việc trên cao, có kinh nghiệm mới được lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo ở trên cao. 
  • Công nhân lắp đặt và tháo dỡ dàn giáo ở trên cao phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như giày vải, dây an toàn.
  • Trước khi tháo dỡ dàn giáo, công nhân phải được hướng dẫn trình tự và phương pháp tháo dỡ cũng nhu các biện pháp an toàn 
  • Mặt đất để dựng lắp dàn giáo cần san phẳng, đầm chặt để chống lún và bảo đảm thoát nước tốt.
  • Dựng đặt các cột hoặc khung đàn khung dàn giáo phải bảo đảm thẳng đứng và bố trí đủ các giằng neo theo yêu cầu của thiết kế. 
  • Dưới chân các cột phải kê ván lót chống lún, chống trượt. Cấnm kê chân cột hoặc khung dàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn. 
  • Giáo cao, giáo treo phải được neo bắt chặt vào tường của ngôi nhà hoặc công trình đã có hoặc đang thi công.Vị trí và số lượng móc neo hoặc dây chằng phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Cấm neo vào các bộ phận kế cấu kém ổn định như lan can, ban công, mái đua, ống thoát nước,vv. 
  • Đối với dàn giáo đứng độc lập hoặc dùng để chống đỡ các kết cấu công trình, phải có hệ giằng hoặc dây neo bảo đảm ổn định theo yêu cầu của thiết kế. 
  • Dàn giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy dàn giáo. 
  • Ván lát sàn thao tác phải có chiều dày ít nhất là 3cm, không bị mục mọt hoặc mức gãy. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đủ dài để gác trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ, Mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà đỡ một đoạn ít nhất là 20cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt. 
  • Lỗ hổng ở sàn thao tác chỗ lên xuống thang phải có lan can bảo vệ ở ba phía.
    Giữa sàn thao tác và công trình phải để chừa khe hở không quá 5cm đối với công tác xây và 20cm đối với công tác hoàn thiện. 
  • Giáo treo và nôi treo phải dựng lắp cách các phần nhô ra cửa công trình một khoảng tối thiểu là 10cm. 
  • Dầm côngxôn, giáo treo và nôi treo phải lắp đặt và ổn định vào các bộ phận kết cấu vững chắc của ngôi nhà hay công trình. Để tránh bị lật hai bên côngxôn phải có các vấu định vị chống giữ. Đuôi côngxôn phải có cơ cấu neo bắt chặt vào kết cấu mái hoặc đặt đối trọng để tránh chuyển dịch. 
  • Không được đặt dầm côngxôn lên mái đua hoặc bờ mái. 
  • Đối với mái côngxôn, khi lắp đặt, dầm côngxôn phải được neo buộc chắc chắn vào các bộ phận kết cấu của công trình, để phòng khả năng trượt hoặc lật giáo. Khi chiều dài côngxôn lớn, hoặc tải trọng nặng, dưới côngxôn phải có các thanh chống xiên đỡ, các thanh này không chỉ cố định vào côngxôn bằng mộng ghép mà còn bằng bulông, hoặc đinh đĩa. Không cho phép cố định côngxôn vào bậu cửa. 
  • Khi chuyển vật liệu lên sàn thao tác, phải dùng thăng tải hoặc các thiết bị nâng trục khác. Không được neo các thiết bị nâng trục này vào côngxôn. 
  • Sàn thao tác trên giáo côngxôn cũng phải có thành chắn cao 1m chắc chắn. 
  • Thang phải đặt trên mặt nền (sàn) bằng phẳng ổn định và chèn giữ chắc chắn. 
  • Cấm tựa thang nghiêng với mặt phằng nằm ngang lơn hơn bảy 70 độ và nhỏ hơn 45 độ. Trường hợp đặt thang trái với qui định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ vững chắc chắn. 
  • Chân thang tựa phải có bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại , đế cao su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu trên của thang cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (dàn giáo, dầm, các bộ phận của khung nhà) 
  • Tổng chiều dài của thang tựa không quá 5m. 
  • Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn. 
  • Thang xếp phải được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra. 
  • Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc trên 70 độ so với đường nằm ngang, phải có vây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 3m trở lên. 
  • Vòng cung phải bố trí cách nhau không xa quá 80cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung không được nhỏ hơn 70cm và không lớn hơn 80cm khi bán kính vòng cung là 35 – 40cm. 
  • Nếu góc nghiêng của thang dưới 70 độ, thang cần có tay vịn và bậc thang làm bằng thép tấm có gân chống trơn trượt. 
  • Với thang cao trên 10m, cứ cách 6 – 10m phải bố trí chiếu nghỉ. 
  • Trước khi dỡ các bộ phận của sàn, cần dọn hết vật liệu, rác, thùng đựng vật liệu, dụng cụ,… 
  • Khi tháo dỡ dàn giáo phải dùng cần trục hay các thiết bị cơ khí đơn giản như ròng rọc để chuyển các bộ phận xuống đất. 
  • Cấm ném hay vứt các bộ phận của dàn giáo từ trên cao xuống. 


c) Yêu cầu an toàn khi sử dụng 

  • Dàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành và lập biên bản nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng, cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của dàn giáo. 
  • Khi nghiệm thu và kiểm tra dàn giáo phải xem xét những vấn đề sau: sơ đồ dàn giáo có đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để phòng lún không; có lắp đủ hệ giằng và những điểm neo dàn giáo với công trình để bảo đảm độ cứng vững và ổn định không; các mối liên kết có vững chắc không; mép sàn thao tác, lỗ chừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đủ lan can an toàn không. 
  • Tải trọng đặt trên sàn thao tác không được vượt quá tải trọng tính toán. Trong quá trình làm việc không được để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ vượt quá quy định. Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ở các vị trí khác với quy định trong thiết kế, thì phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu chịu lực trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Nếu khi tính toán kiểm tra lại thấy không có đủ khả năng chịu tải thì phải có biện pháp gia cố. 
  • Khi dàn giáo cao hơn 6m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ đưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn, thì giữa hai sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ. 
  • Cấm làm việc đồng thời trên hai tầng sàn cùng một khoang mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.
  • Khi vận chuyển vật liệu lên dàn giáo bằng cần trục không được để cho vật nâng va chạm vào dàn giáo, không được vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn cách mặt sàn thao tác khoáng 1m phải hạ từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn. 
  • Chỉ được vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên dàn giáo nếu trong thiết kế đã tính với những tải trọng này. Trên sàn thao tác phải lát ván cho xe vận chuyển. 
  • Hết ca làm việc phải thu dọn sạch các vật liệu thừa, đồ nghề dụng cụ trên mặt sàn thao tác. 
  • Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trên dàn giáo phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ. 
  • Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 5 trở lên không được làm việc trên dàn giáo. 
  • Đối với giáo ghế di động, lúc đứng tại chỗ, các bánh xe phải được cố định chắc chắn. Đường để di chuyển giáo ghế phải bằng phẳng. Việc di chuyển giáo ghế phải làm từ từ. Cấm di chuyển giáo ghế nếu trên đó có người, vật liệu, thùng đựng rác, v.v. 
  1. Quản lý về lưu kho trang thiết bị, vật liệu:
  • Kho bãi để sắp xếp bảo quản nguyên vật liệu,cấu kiện thiết bị phải được định trước trên mặt bằng công trường với số lượng đủ  phục cho thi công. Địa điểm cho c ác khu vực này phải thuận tiện cho việc vận chuyển bốc dỡ và bảo quản. Không được sắp xếp bất kì vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc. 
  • Hệ thống điện chiếu sáng trong kho và bảo vệ ngoài kho được lắp đặt riêng; có phương tiện đóng, ngắt điện chung cho toàn kho
  • Trong các kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiên thiết bị phải có đường vận chuyển Chiều rộng của đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và bốc xếp.giữa các chồng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người rộng ít nhất là 1m 
  • Các nguyên liệu lỏng dễ cháy như xăng dầu hóa chất phải được đảm bảo trong kho riêng theo các quy đinh phòng cháy chữa cháy hiện hành
  • Máy móc và trang thiết nị công trình chỉ xếp thành 1 lớp
  • Kính phải được đặt trên palet hoặc đóng kiện
  1. Quản lý an toàn về vệ sinh môi trường:

An toàn cho con người :

  • Trước khi khởi công, Nhà thầu sẽ tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn lao động.
  • Những ai không được học nội qui sẽ không được làm việc trên công trường. 
  • Công nhân làm việc trên công trường sẽ được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với công việc (dây an toàn, nón bảo hộ, giày chống đinh, ủng, kiếng che mắt…).
  • Nhà thầu cũng sẽ mua bảo hiểm cho toàn bộ cán bộ, công nhân làm việc ở công trường.
  • Công nhân của Nhà thầu phải có Giấy chứng nhận bảo đảm đủ sức khỏe làm việc do Cơ quan Y Tế cấp.Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động
  • Khi làm việc tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các nội qui, qui định về an toàn lao động trên công trường. Cán bộ phụ trách an toàn Nhà thầu sẽ luôn bám sát hiện trường nhắc nhở đôn đốc, kiểm tra trên công trường.
  • Lập biện pháp an toàn chi tiết cho từng công việc, biện pháp được cấp trên duyệt và đưa ra phổ biến, huấn luyện cho người trực tiếp thi công 
  • Những khu vực thi công nguy hiểm, chật hẹp, trên cao… sẽ có biển báo, lan can bảo vệ. Khi làm việc trên cao, nhất là những vị trí không có lưới an toàn, bắt buộc phải đeo dây an toàn, dây an toàn được kiểm tra về chất lượng và buộc vào điểm chắc chắn.
  • Tổ chức mặt bằng thi công hợp lý.

An toàn cho máy móc – thiết bị : 

  • Tại vị trí đặt máy có nội qui sử dụng máy-Biển báo.
  • Tất cả các máy móc thiết bị sử dụng để thi công được Ban an toàn kiểm tra và dán phiếu kiểm tra trên thiết bị đó.
  • Dàn giáo được kê kích và neo buộc vững chắc cố định. không dùng gạch, ván gẫy kê chân hoặc neo buộc vào các bộ phận kết cấu kém ổn định.
  • Đối với các thiết bị nâng như cẩu tời nâng hàng,Gondola,cẩu thùng, cần trục bánh xích  phải kiểm định đạt yêu cầu tuân thủ các qui định an toàn vận hành.
Zalo
Zalo 0938063121