Rèm cửa sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bẩn và có mùi hôi khó chịu. Mặc dù việc giặt rèm tại nhà giúp tiết kiệm chi phí nhưng không phải ai cũng biết cách giặt hiệu quả nhất. Trong bài viết này, DONNHADANANG sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách giặt rèm cửa ngay tại nhà bằng máy giặt.
Lý do bạn nên nắm rõ cách giặt rèm bằng máy giặt
Giặt rèm định kỳ là công việc cần thiết. Việc nắm rõ cách vệ sinh rèm bằng máy giặt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí giặt ủi, đồng thời đảm bảo rèm sạch sẽ và bảo quản tốt hơn:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Nếu không biết cách giặt rèm bằng máy giặt, bạn sẽ phải tốn công sức và thời gian giặt tay hoặc mang tới các tiệm giặt là. Khi đã nắm rõ các bước giặt màn rèm trong máy giặt, quá trình vệ sinh rèm sẽ đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều.
- Tiết kiệm chi phí: Giặt rèm cửa bằng máy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc giặt là ngoài tiệm.
- Đảm bảo rèm sạch sẽ: Rèm cửa là nơi dễ bám bụi và vi khuẩn. Giặt rèm bằng máy giặt tại nhà sẽ loại bỏ triệt để mảng bám và nấm mốc, diệt sạch vi khuẩn trên rèm, giúp rèm luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Đảm bảo chất lượng rèm: Khi biết cách giặt rèm bằng máy giặt, bạn có thể chủ động vệ sinh rèm định kỳ để bảo quản rèm tốt hơn, kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí mua rèm mới.
Có nên tự giặt màn rèm tại nhà bằng máy giặt không?
Trên thực tế, có nên giặt màn rèm trong máy giặt hay không còn phụ thuộc vào chất liệu, kích thước, trọng lượng, loại rèm và chỉ dẫn của nhà sản xuất trên nhãn mác, cụ thể như sau:
- Loại rèm: Rèm cửa có thể sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau như cotton, len, polyester, lụa, da,…Trong đó những tấm rèm làm từ chất liệu mỏng manh như lụa thì không nên giặt máy, chỉ nên giặt nhẹ nhàng bằng tay để tránh làm co rút, biến dạng rèm.
- Kích thước và trọng lượng rèm: Nếu màn rèm có kích thước lớn, dày và nặng thì khi giặt trong máy giặt sẽ vừa không thể sạch bẩn hoàn toàn, vừa dễ khiến máy giặt bị hỏng. Chỉ nên giặt rèm cửa có kích thước vừa phải, trọng lượng nhẹ trong máy giặt.
- Kiểu dáng và thiết kế của màn rèm: Nếu màn rèm nhà bạn có thiết kế phức tạp nhiều chi tiết hoặc kiểu dáng đặc biệt thì không nên giặt trong máy giặt. Bạn nên giặt tay chúng để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho rèm.
- Chỉ dẫn “giặt” của nhà sản xuất: Trước khi mang màn rèm đi giặt, bạn hãy để ý kỹ nhãn của màn rèm. Đây là cách tốt nhất để xem xét tấm rèm của bạn có giặt được trong máy giặt hay không.
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh rèm cửa với máy giặt
Trước khi vệ sinh rèm bằng máy giặt, bạn hãy xác định chất liệu của màn rèm. Bởi như đã phân tích bên trên, không phải loại vải nào cũng có thể giặt trong máy giặt. Song song, xác định chất liệu vải còn giúp bạn chọn nhiệt độ và cài đặt chế độ giặt hiệu quả.
Ngoài ra trước khi giặt rèm bằng máy, bạn hãy xem xét thực trạng rèm. Nếu rèm có những mảng bám bụi hoặc nấm mốc thì nên vệ sinh sạch trước. Sau đó tiến hành khử bớt mùi đi rồi mới cho vào máy giặt. Trước khi bắt đầu một chu trình giặt màn rèm bằng máy, bạn hãy nhớ tháo rời các phụ kiện như móc, kẹp,…trên rèm vì chúng dễ làm hỏng máy giặt.
Trường hợp không nên giặt rèm cửa bằng máy giặt
Dưới đây là một số trường hợp không nên giặt rèm cửa bằng máy giặt tại nhà:
- Đánh giá kỹ các mặt của màn rèm để xem rèm có bị phai màu hay sứt rách vị trí nào không. Nếu có điểm hư hỏng thì không nên giặt rèm trong máy giặt bởi lực giặt của máy sẽ khiến rèm hỏng thêm. Tốt nhất trong trường hợp này bạn nên vệ sinh màn rèm bằng tay.
- Các móc treo rèm hoặc phụ kiện trang trí kèm theo có thể khiến máy giặt bị hỏng hóc. Vì vậy bạn cần tháo hết phụ kiện ở rèm ra trước khi cho rèm vào máy giặt.
- Nếu rèm có họa tiết trang trí phức tạo thì bạn nên cho vào túi giặt để đảm bảo những chi tiết này không bị tung ra khi giặt bằng máy.
Chú ý quan trọng trước khi giặt màn rèm bằng máy giặt
- Chú ý tới nhãn mác của nhà sản xuất để đảm bảo tấm màn rèm của bạn đủ điều kiện và phù hợp giặt trong máy giặt
- Tháo rèm nhẹ nhàng trước khi giặt để tránh làm rơi các phụ kiện đi kèm của rèm ra
- Không nên giặt nhiều rèm hoặc giặt rèm chung với nhiều quần áo cùng một lúc trong máy. Tốt nhất bạn chỉ nên giặt rèm với khối lượng vừa phải để lồng giặt xả tốt hơn.
- Nếu tấm rèm của bạn có các chi tiết trang trí, phụ kiện kim loại thì cần để rèm trong túi giặt
- Nếu trên rèm có vết dầu mỡ thì nên phủ một lớp baking soda lên vết bẩn trong 5 phút trước khi cho vào máy giặt
- Khi rèm bị ố vàng thì bạn hãy ngâm rèm vào nước muối pha loãng trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ để sạch vết bẩn
- Không nên giặt rèm trong máy ở nhiệt độ trên 60 độ C
- Nên giặt rèm định kỳ ít nhất 2 lần 1 năm.
Chi tiết các bước giặt màn rèm thủ công và máy giặt
Dưới đây là chi tiết các bước giặt màn rèm thủ công bằng tay và bằng máy giặt bạn có thể tham khảo:
Giặt rèm bằng tay
Sau khi tháo rèm ra khỏi khung, bạn hãy tách rời các phụ kiện, móc rèm ra để tránh tạ vết ố vàng, gỉ sét khi giặt rèm. Kế tiếp, bạn hãy ngâm rèm vào trong nước xà phòng khoảng 5 đến 10 phút. Tiến hành giặt rèm nhẹ nhàng bằng tay, lặp lại quá trình giặt 3-4 lần với nước sạch rồi đem rèm phơi khô là xong.
Các bước giặt rèm chi tiết với máy giặt
Với các loại màn rèm thông thường, việc đầu tiên bạn cần thực hiện khi giặt rèm là hãy gấp chúng lại thành từng nếp nhỏ để cho vào máy giặt. Sau đó thêm hai thìa nước giặt (tuyệt đối không dùng thuốc tẩy) và chọn chế độ “giặt đồ len hoặc giặt tốc độ thấp” trên máy giặt là xong. Tuy nhiên thực tế mỗi loại rèm sẽ có chú ý giặt riêng biệt:
Với màn rèm là từ chất liệu vải tuyn mỏng
Những tấm rèm làm bằng vải tuyn, lụa, organza hoặc vải voan có đặc điểm rất mỏng manh, khi giặt cần thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng. Chúng có thể giặt trong máy giặt ở chế độ đặc biệt theo chỉ dẫn sau:
- Bước 1: Ngâm màn rèm bằng vải tuyn trong nước ấm pha với một ít bột giặt hoặc nước giặt chuyên dụng.
- Bước 2: Để màn rèm đỡ bị nhăn sau khi giặt, bạn nên cho màn rèm vào túi giặt. Chọn chế độ giặt riêng cho màn với nhiệt độ nước không quá 40 ° C, tắt chế độ tự vắt để tránh làm nhăn màn.
- Bước 3: Sau khi kết thúc chu trình giặt, bạn hãy lấy rèm ra khỏi máy. Lúc này không nên vắt rèm mà hãy treo chúng lên dây để nước tự chảy xuống. Những tấm rèm mỏng hơn bằng vải organza và vải voile thì nên treo ở nơi thoáng gió để tránh nhăn vải. Còn rèm làm từ lụa tơ tằm thì có thể sử dụng bàn là ở mức nhiệt vừa phải để ủi phẳng bề mặt rèm sau khi phơi.
Cách giặt màn rèm bằng chất liệu Viscose, acrylic
Rèm cửa bằng viscose hoặc acrylic không còn quá xa lạ. Loại rèm này sở hữu ưu điểm màu sắc đa dạng, giá rẻ. Tuy nhiên chúng lại dễ bị tích điện khi giặt nên cần cho thêm chất chống tĩnh điện vào nước.
Khi giặt bằng máy giặt, rèm làm từ chất viscose hoặc acrylic cần được giặt theo chế độ nhẹ nhàng với mức nhiệt độ của nước không quá 40° C. Trước khi giặt, cần tắt chế độ tự động vắt và sấy khô của máy để tránh ảnh hưởng tới chất lượng rèm. Bằng không biệc vắt rèm sẽ khiến rèm xoắn lại, phá hủy hình dạng và không thể sửa lại rèm được.
Các bước giặt rèm bằng cải contton
Rèm bằng vải cotton hoặc vải lanh là lựa chọn yêu thích của những người yêu thích vật liệu tự nhiên. Loại rèm này có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt trong quá trình giặt giũ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể giặt rèm bằng vải cotton ở nhiệt độ tối đa là 95 ° C. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả giặt, bạn nên chọn chế độ giặt đồ cotton với nhiệt độ nước không quá 60 ° C. Nếu tấm rèm có họa tiết sáng màu thì nên giảm nhiệt độ xuống 40 ° C.
Rèm Taffeta
Khi giặt rèm cửa làm từ chất liệu Taffeta cần tuân thủ đúng theo các nguyên tắc sau:
- Giặt rèm ở chế độ “giặt mạnh” với nhiệt độ nước không quá 30 ° C
- Chỉ nên sử dụng nước giặt dạng lỏng để giặt rèm
- Tuyệt đối không dùng chất tẩy trắng và các hóa chất có tính oxi hóa mạnh
- Tắt chế độ vắt tự động để tránh là xoắn rèm
- Sau khi giặt rèm Taffeta, không nên vắt rèm bằng tay mà hãy phơi rèm trên dây ở nơi thoáng gió để rèm tự khô.
Cách giặt rèm vải nhung, nỉ
Rèm nhung hoặc rèm vải nỉ thường rất khó để vệ sinh. Tốt nhất bạn nên giặt hai loại rèm này bằng phương pháp giặt khô. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn giặt chúng bằng máy giặt thì hãy tuân thủ đúng những nguyên tắc quan trọng sau:
- Nên gấp mặt phải của tấm rèm vào trong và cố định chúng sao cho vải không bị lộn ngược khi giặt
- Giặt rèm vải nhung, nỉ ở chế độ “giặt mạnh” với nhiệt độ nước không quá 30 ° C;
- Nên cài đặt thời gian ở mức tối thiểu vì vải nhung nếu ngâm trong nước lâu sẽ dễ bị co ngót
- Phơi rèm nhung ở dây treo tại nơi thoáng gió để chúng không bị co và tránh biến dạng.
Cách ủi phẳng màn rèm sau khi giặt
Để là phẳng màn cửa sau khi giặt bằng máy, trước hết cần có 2 người để giữ hai đầu tấm rèm. Bạn hãy gấp tấm rèm thành từng mảnh có cùng chiều rộng. Khi là rèm, hãy để tấm vải lót bên dưới trước khi ủi, điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi ở nhiệt độ 100 đến 120 độ. Cuối cùng chỉ bạn chỉ cần cất giữ rèm đi.
Cần lưu ý những gì khi giặt rèm bằng máy giặt?
- Tháo rèm cẩn thận để tránh làm mất các phụ kiện nhỏ đi kèm
- Không giặt chung rèm với quần áo hoặc đồ vải khác
- Khi giặt cần để ý khối lượng và kích thước rèm để tránh làm tắc nghẽn lồng giặt. Tốt nhất nên để lồng giặt có khoảng trống để nâng cao hiệu quả giặt rèm
- Với những tấm màn rèm có thiết kế đặc biệt, nhiều chi tiết trang trí nên cho vào lồng giặt khi vệ sinh trong máy giặt
- Nếu bạn chưa xác định được loại vải rèm thì không nên giặt bằng máy vội, hãy ưu tiên giặt tay để bảo vệ chất lượng và hình dạng rèm
- Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn giặt rèm trên nhãn mác của nhà sản xuất.
Như vậy có thể thấy rằng cách giặt rèm cửa bằng máy giặt tại nhà với mỗi loại rèm khác nhau. Tùy theo chất liệu, kích thước, loại rèm,…mà bạn áp dụng hướng dẫn phù hợp để vệ sinh rèm định kỳ. Trường hợp tấm rèm khó giặt, nhiều vết bẩn mà bạn không thể xử lý tại nhà thì đừng lo lắng, đã có DONNHADANANG lo. Bạn hãy liên hệ ngay hotline 0938 063 121 của chúng tôi để được tư vấn chi tiết!