Rèm bị nấm mốc tấn công sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe các thành viên trong gia đình và khiến tuổi thọ sử dụng rèm giảm sút. Do đó việc nắm rõ cách giặt rèm cửa bị mốc rất cần thiết. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích liên quan trong bài viết dưới đây của DONNHADANANG.

Nguyên nhân rèm bị mốc

Nấm mốc thường xuất hiện tại những vị trí ẩm thấp, bụi bẩn và hơi nước ngưng tụ. Với rèm cửa, tình trạng này này có thể lan rộng do một trong những nguyên nhân sau:

Rèm bị ẩm ướt

Nếu tấm rèm của bạn đặt trong phòng tắm, những nơi ẩm ướt hoặc treo ở cửa sổ vào mùa đông mà dính nước mưa thì rất dễ xuất hiện nấm mốc. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển nồm, độ ẩm trong không khí tăng cao cũng khiến rèm dễ bị nấm mốc.

Rèm dính chất thải

Khi rèm bị dính các chất thải như nước tiểu/ phân của trẻ em, thú cưng mà bạn không xử lý kịp thời thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Thậm chí những vết bẩn này tích tụ lâu ngày còn khó có thể tẩy sạch.

Rèm bị dính thức ăn, đồ uống hoặc vết nôn

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến rèm bị nấm mốc. Vết thức ăn, nước uống hoặc vết nôn trên rèm còn gây mất thẩm mỹ, bốc mùi khó chịu. 

Tại sao rèm phòng tắm dễ bị nấm mốc?

Những tấm rèm cửa lắp đặt trong phòng tắm dễ bị nấm mốc. Khu vực này là nơi hợp nhất những yếu tố lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc, bao gồm:

  • Nhiệt độ 20-30 ℃
  • Độ ẩm từ 70% trở lên
  • Tích tụ các mảng bám bụi bẩn, váng xà phòng.

Chính vì thế nếu tấm rèm của bạn đặt ở khu vực này thì cần thường xuyên vệ sinh để tránh nấm mốc xâm nhập.

Nguy hiểm khi màn rèm bị mốc

Những tấm rèm bị nấm mốc rất mất thẩm mỹ. Lúc này trên rèm sẽ xuất hiện những mảng bám, vết thâm đen. Nếu không may sơ ý chạm tay hoặc chân vào các khu vực nấm mốc thì có thể làm tăng khả năng khuếch tán bụi mốc trong phòng. 

Khi các bào tử nấm mốc xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm phổi, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhất là ở trẻ nhỏ, người già và những người sức đề kháng yếu. 

Đặc biệt một số loại nấm mốc trên rèm còn có thể sản sinh độc tố mycotoxin, nếu không may tiếp xúc với độc tố này nồng độ cao sẽ tác động xấu tới hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong.

Hướng dẫn tẩy sạch nấm mốc trên màn rèm

Có rất nhiều cách để tẩy sạch nấm mốc trên rèm. Nếu bạn muốn loại bỏ chúng bằng cách lau sạch trong thời gian ngắn nhất thì hãy sử dụng cồn tẩy rửa để khử trùng. Để tẩy nấm mốc triệt để trên màn rèm, bạn hãy tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây của DONNHADANANG:

Chọn chất tẩy nấm mốc phù hợp

Trên thị trường có nhiều loại hóa chất khác nhau để loại bỏ nấm mốc trên rèm. Bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại các cửa hàng tạp hóa.  Tuy nhiên, bạn không thể dùng chất tẩy nấm mốc cho phòng tắm để vệ sinh rem vì chúng dễ khiến rèm bị bạc màu và hỏng hóc. Mặc dù những hóa chất này có thể tẩy nhanh nấm mốc nhưng sau đó thì tấm rèm của bạn cũng không thể sử dụng lại như trước kia.

Do đó nếu bạn muốn lau sạch nấm mốc trên rèm cửa, hãy dùng cồn tẩy rửa hoặc benzalkonium clorua. Bạn có thể mua loại cồn này ở các hiệu thuốc. Nếu sử dụng benzalkonium chloride tẩy nấm mốc thì bạn cần pha loãng ra. Vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hai sản phẩm này trên bao bì và pha chúng với lượng nước thích hợp.

Bạn có thể cho dung dịch tẩy rửa vào chai xịt rồi xịt lên rèm để việc vệ sinh nấm mốc thuận tiện hơn. Trường hợp sau khi khử nấm mốc mà tấm rèm của bạn vẫn bốc mùi khó chịu thì tốt nhất hãy đem rèm đi giặt sạch. Bởi lúc này có thể tấm rèm đã bị nấm mốc tấn công sâu bên trong từng thớ vải nên khó có thể loại bỏ chúng chỉ bằng cách lau nhẹ.

Kiểm tra kỹ hướng dẫn giặt trên nhãn của rèm

Trước khi giặt rèm, bạn hãy xem xét kỹ nhãn của chúng để biết tấm rèm của bạn phù hợp giặt tay hay giặt máy, giặt ướt hoặc giặt khô. Nhãn rèm cửa cũng ghi chú rõ rèm có được phép dùng thuốc tẩy để vệ sinh không. Bạn cần kiểm tra chắc chắn rèm để tìm ra cách tẩy rửa phù hợp.

Giặt tay nấm mốc trên rèm cửa

Trước khi đem rèm đi giặt tay thủ công, bạn cần loại bỏ bớt những mảng nấm mốc dày đặc trên rèm. Bạn có thể đặt một chiếc khăn vào mặt sau của rèm rồi dùng bàn chải có tẩm hóa chất tẩy rửa để loại bỏ nấm mốc từ mặt trước rèm.

Dùng nước giặt và thuốc tẩy có oxy hóa để khử nấm mốc trên rèm

Phần lớn nấm mốc xuất hiện trên rèm đều là mốc đen. Các loại nước giặt thường sẽ không thể loại bỏ triệt để chúng. Do đó bạn hãy kết hợp sử dụng thuốc tẩy có tính oxy hóa để vệ sinh rèm sạch nhanh.

Chuẩn bị:

  • Thuốc tẩy dạng bột
  • Bột giặt
  • Chậu giặt lớn
  • Đôi găng tay cao su.

Các bước thực hiện:

  • Đổ nước ấm ở nhiệt độ 40 độ C vào đầy chậu giặt. Sau đó bạn hòa tan bột tẩy rửa vào.
  • Tiến hành ngâm phần nấm mốc của rèm vào chậu trong khoảng 60 phút.
  • Sau khi ngâm, tiến hành giặt sạch rèm bằng xà phòng và nước sạch
  • Treo rèm lên thanh ngang để nước nhỏ bớt xuống, cuối cùng đem rèm phơi khô ở nơi thoáng gió, như vậy tấm rèm của bạn sẽ sạch thơm trở lại.

Tẩy nấm mốc trên rèm bằng baking soda và thuốc tẩy

Sự kết hợp giữa baking soda và thuốc tẩy sẽ tăng hiệu quả tẩy sạch nấm mốc trên rèm ửa. Phương pháp này thường được áp dụng với những tấm rèm nấm mốc nặng .

Chuẩn bị:

  • Baking soda
  • Thuốc tẩy
  • Bột giặt
  • Đôi găng tay cao su

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bạn hãy trộn đều baking soda, thuốc tẩy và nước ấm theo tỷ lệ 1: 1: 1 để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp vào rèm và để yên trong 1 giờ.
  • Bước 4: Lau sạch vết nấm mốc và tiến hành giặt rèm trong máy giặt hoặc giặt tay. Nếu giặt rèm bằng tay, bạn hãy giặt trong chậu hoặc bồn tắm lớn.
  • Bước 5: Tiến hành xả lại rèm với nước sạch.
  • Bước 6: Cuối cùng, phơi rèm vào thanh rèm và để khô ở nơi thoáng gió.

Cách tẩy hiệu quả các vết nấm mốc cứng đầu trên rèm cửa

Với các vết nấm mốc cứng đầu trên rèm mà baking soda không thể làm sạch thì bạn hãy hãy dùng thuốc tẩy clo để vệ sinh. Tuy nhiên, bạn hãy xem nhãn rèm để đảm bảo bảo tấm rèm phù hợp với chất tẩy rửa này. Cẩn thận hơn, bạn hãy thử trước thuốc tẩy clo với một vị trí nấm mốc trên rèm để xác định chắc chắn không có rủi ro nào.

Chuẩn bị:

  • Thuốc tẩy clo
  • Bột giặt
  • Găng tay cao su

Các bước thực hiện:

  • Bạn hãy bôi thuốc tẩy clo lên vết mốc trên rèm, sau đó để nguyên rèm khoảng 30 phút. Nếu để thời gian quá lâu thì tấm rèm sẽ dễ bị hỏng.
  • Sau đó bạn tiến hành giặt rèm bằng tay hoặc bằng máy. Nếu giặt rèm bằng tay, bạn hãy sử dụng chậu giặt lớn.
  • Tiến hành xả lại rèm với nước sạch tới khi hết xà phòng thì thôi.
  • Trải hoặc phơi rèm lên thanh treo để nước nhỏ bớt xuống rồi phơi rèm tại nơi thoáng gió.

Cách ngăn chặn nấm mốc quay trở lại trên rèm cửa

Nấm mốc không chỉ khiến tấm rèm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn sức khỏe. Vì vậy sau khi giặt rèm, cần có biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện trở lại của nấm mốc. Dưới đây là 6 cách hữu hiệu giúp bạn bảo vệ tấm rèm tránh khỏi nấm mốc:

Hút sạch hơi nước đọng trên cửa sổ

Sự ngưng tụ hơi nước chính là nguyên nhân chính gây ra nấm mốc trên rèm. Do đó bạn cần hút sạch hơi nước đọng trên cửa sổ và phụ kiện rèm. Có rất nhiều dụng cụ để giúp bạn hút hơi nước, bạn có thể chọn mua tại các cửa hàng tiện lợi.

Dùng máy hút ẩm

Để ngăn chặn sự đọng nước, đọng sương tại cửa sổ treo rèm, bạn nên sử dụng máy hút ẩm trong nhà. Bạn hãy lắp đặt một máy hút ẩm ở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa để tạo gió. Như vậy hơi ẩm sẽ không tích tụ lại được, tấm rèm cũng tránh khỏi nấm mốc tái phát.

Thông gió trong phòng thường xuyên 

Sự ngưng tụ hơi nước thường diễn ra tại cửa sổ, nhất là khi độ ẩm tăng cao. Trong điều kiện này, nấm mốc không chỉ xuất hiện trên rèm cửa mà còn lan rộng ra những khu vực khác. Việc thông gió bằng cách mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt gió là cách hữu hiệu để giảm độ ẩm, ngăn chặn nấm mốc.

Không để rèm chạm vào cửa sổ

Nếu rèm chạm vào cửa sổ, bụi bẩn sẽ bám nhanh vào rèm. Tới khi rèm bị ẩm, chúng sẽ ngưng tụ, dẫn đến nấm mốc phát triển nhanh chóng. Vì thế bạn không nên để rèm chạm vào cửa sổ.

Dùng bình xịt etanol ngăn chặn nấm mốc

Để ngăn chặn nấm mốc trên rèm, bạn hãy dùng bình xịt chứa etanol và nước tinh khiết theo tỷ lệ 6:4 để phun vào rèm. Etanol có tác dụng ngăn ngừa nấm mốc hữu hiệu. Nếu bạn dùng cồn tẩy rửa thì hãy hòa cồn với nước tinh khiết theo tỷ lệ 8: 2. Nếu không có nước tinh khiết, bạn có thể thay thế bằng nước máy.

Giặt rèm trong máy giặt thường xuyên

Nấm mốc phát triển dựa trên sự tích tụ bụi bẩn ở điều kiện độ ẩm tăng cao. Ngay cả khi bạn chưa thấy vết đen trên rèm thì bụi bẩn cũng đã tích tụ khá nhiều. Nếu rèm của bạn có thể giặt ướt thì nên giặt ngay. Đặc biệt, rèm vải ren rất dễ bám bẩn, vì thế bạn nên giặt chúng định kỳ mỗi năm.

Tổng kết lại, với những cách giặt rèm cửa bị mốc nhanh chóng mà DONNHADANANG đã chia sẻ bên trên, hy vọng bạn sẽ áp dụng hiệu quả với tấm rèm của mình. Trường hợp các vết nấm mốc trên rèm khó làm sạch triệt để hoặc để tiết kiệm thời gian, bạn hãy liên hệ ngay hotline của chúng tôi. Các nhân viên của DONNHADANANG sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất có thể!

Zalo
Zalo 0938063121