Ghế sofa thường là nơi để các thành viên trong gia đình cùng nhau thư giãn, nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Tuy nhiên, sẽ chẳng ai cảm thấy thoải mái khi ngồi trên một chiếc ghế sofa bị bẩn và có mùi hôi? Vậy cách khử mùi hôi của ghế sofa tại nhà như thế nào? Có khó không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Lý do ghế sofa xuất hiện mùi hôi
Ghế sofa được làm từ đa dạng chất liệu như ghế sofa bọc vải, ghế sofa bọc da. Và cho dù là chất liệu gì thì sau một thời gian khi không được vệ sinh – làm thơm định kỳ thì ghế sẽ vẫn bị mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân khiến ghế sofa có mùi hôi có thể kể đến như:
- Mồ hôi, tế bào chết từ cơ thể con người
- Mùi từ thức ăn, đồ uống rơi rớt trên bề mặt ghế
- Mùi trớ sữa của em bé
- Mùi từ khói thuốc lá
- Với từ nấm mốc, vi khuẩn
- Mùi hôi từ bề mặt da trên ghế đã lâu không được vệ sinh,…
Cách ngăn mùi hôi xuất hiện trên ghế sofa
Để ngăn mùi hôi trên ghế sofa không quá khó.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp vệ sinh làm sạch cho bề mặt ghế sofa tại nhà cực kỳ đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.
Để ngăn mùi hôi của ghế sofa, bạn nên tiến hành thuê dịch vụ giặt ghế sofa Đà Nẵng định kỳ cho ghế từ 3-6 tháng/lần, tùy vào nhu cầu, mức độ sử dụng ghế.
Đối với gia đình có người già, trẻ nhỏ, nên vệ sinh ghế sofa khoảng 3 tháng/lần, khử mùi hôi của ghế sofa bằng cách sử dụng máy hút bụi hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, lông chó mèo, tạp vật nhỏ,…mà mắt thường khó nhìn thấy được.
Đồng thời làm thơm cho bề mặt ghế sofa bằng cách sử dụng tinh dầu, nước hoa chuyên dụng cho ghế sofa có mùi chanh, bưởi, cam, xả,…để khử khuẩn, lưu giữ hương thơm lâu trên bề mặt ghế.
Xem thêm: Cách giữ sofa vải nhung luôn như mới
Cách khử mùi hôi trên ghế sofa
Khử mùi hôi ghế da
Ghế sofa da là đồ nội thất được ưa chuộng với nhiều gia đình bởi nó mang đến vẻ đẹp bóng bẩy, sang trọng, tôn lên vẻ thẩm mỹ cho không gian căn nhà.
Tuy nhiên, ghế da khi không được làm sạch định kỳ sẽ có hiện tượng bụi bẩn và mùi hôi khó chịu.
Giải pháp khử mùi hôi của ghế sofa da (da thật, da công nghiệp) đơn giản, tiết kiệm ngay tại nhà có thể kể đến như:
- Mở cửa sổ và thông thoáng gió để hạn chế gia tăng độ ẩm trong căn phòng
- Sử dụng túi trà khô: trà khô có khả năng hút mùi rất hiệu quả và mang đến mùi thơm nhẹ dịu. Khi mới mua ghế sofa da hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài, bạn hãy bọc một túi trà khô để trong túi vải nhỏ và nhét vào các khe hở của ghế. Để khoảng 3-5 ngày thay một lần.
- Đặt chậu cây có khả năng hút mùi xung quanh ghế
Bạn có thể đặt những chậu cây có khả năng khử mùi hiệu quả như bạc hà, lô hội, lan ý,…cạnh ghế sofa da. Chúng có khả năng hấp thụ các chất độc hại, mùi hôi trong không khí rất tốt.
Dùng bột baking soda
Bột baking soda để khử mùi hôi của ghế sofa vì trong baking soda có khả năng hút ẩm và loại bỏ mùi hôi rất tốt.
Bạn chỉ cần rải đều lớp bột mỏng lên trên bề mặt ghế, để qua đêm. Sau đó, sử dụng máy hút bụi hút sạch lớp bột dư thừa.
Dùng giấm trắng
Trong giấm trắng chứa thành phần acid acetic, giúp khử bỏ mùi hôi các đồ dùng hiệu quả.
Bạn pha loãng giấm trắng với nước theo tỉ lệ 1:1, cho dung dịch vào 1 bình xịt. Sau đó phun đều lên toàn bộ bề mặt ghế sofa da và để trong khoảng 15-20 phút.
Dùng khăn ẩm sạch lau lại nhiều lần.
Bạn có thể để mặt ghế sofa khô tự nhiên hoặc sử dụng quạt gió hoặc máy sấy.
Khử mùi hôi ghế nỉ
Ghế sofa vải nỉ được sản xuất có lớp vải nỉ bọc bên ngoài bề mặt ghế. Chúng được thiết kế thành nhiều kiểu dáng như đi văng, ghế sofa góc, ghế sofa dài, ghế bành, ghế sofa giường,…
Ghế sofa vải nỉ phù hợp ở đâu?
Vì ghế sofa nỉ được thiết kế với đa dạng kiểu dáng, kích thước, màu sắc nên phù hợp để bài trí ở phòng khách. Ngoài ra, có thể đặt tại phòng ngủ hoặc khu vực ban công.
Nguyên nhân khiến sofa vải nỉ bị hôi
Cũng như ghế sofa da, trong quá trình sử dụng, bề mặt ghế sofa vải nỉ có thể bị ố vàng, nấm mốc và có mùi hôi do nhiều nguyên nhân:
- Mùi dầu mỡ của thức ăn
- Mùi lông thú cưng
- Mùi khói thuốc lá
- Mùi khai của trẻ nhỏ hoặc thú cưng
- Mùi ẩm mốc do thời tiết mưa nhiều, trời nồm
- Mùi mồ hôi, tế bào chết từ cơ thể con người,…
Cách khử mùi hôi của ghế sofa vải nỉ
Phương pháp làm thơm ghế sofa nỉ tại nhà rất đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí có thể kể đến như:
Loại bỏ mùi hôi của ghế sofa nỉ bằng chanh
Bạn pha loãng nước chanh với nước theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3, đổ hỗn hợp vào 1 bình xịt phun sương.
Sau đó phun đều lên toàn bộ bề mặt ghế sofa nỉ.
Lưu ý là bạn nên để xa phun, không phun sát quá sẽ tạo nên vệt nước thấm sâu vào bên trong bề mặt ghế.
Sau đó, bạn mở cửa thông gió để phơi khô tự nhiên hoặc sử dụng quạt gió, máy sấy.
Sử dụng bột baking soda
Cũng tương tự cách làm với bề mặt ghế sofa da, bạn có thể rải một lớp bột mỏng lên sau đó đợi khoảng 30 phút hoặc để qua đêm. Dùng máy hút bụi để hút sạch lớp bột còn bám trên bề mặt ghế sofa nỉ.
Khử mùi hôi ghế sofa vải
Dùng bàn ủi hơi nước/ máy phun hút hơi nước nóng áp suất cao
Đối với ghế sofa vải nỉ nói riêng hay các loại ghế sofa bọc vải nói chung. Cách nhanh và hiệu quả nhất để loại bỏ mùi hôi chính là sử dụng bàn ủi hơi nước hoặc máy phun hơi nước nóng áp suất cao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy bàn ủi hơi nước hoặc máy phun hơi nước nóng thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng cũng như có nhiều mức công suất để phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Vết ố vàng, mảng bám lâu ngày sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhờ hơi nước nóng diệt khuẩn. Từ đó, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ hoàn toàn trên bề mặt ghế.
Dùng giấm + baking soda/ cồn + nước xả
Các bạn cũng có thể áp dụng các mẹo đơn giản bằng cách tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nhà trong việc vệ sinh, làm sạch ghế sofa vải như sau:
Để khử khuẩn, tẩy trắng vết ố vàng, vết bẩn, hãy hòa dung dịch giấm với baking soda. Sau đó đổ vào bình xịt và xịt đều lên toàn bộ bề mặt ghế sofa vải từ 5-10 phút. Sau đó dùng khăn ẩm sạch lau qua nhiều lần. Làm khô bề mặt bằng cách phơi khô tự nhiên hoặc sử dụng quạt sấy hoặc quạt gió.
Để làm thơm, hãy hòa cồn với nước xả vải theo tỉ lệ 1:1. Xịt đều lên toàn bộ bề mặt vải. Chú ý là xịt với khoảng cách xa, không nên xịt gần quá sẽ khiến bề mặt ghế bị ngấm nước gây ẩm mốc.
DONNHADANANG đã chia sẻ cho các bạn cách khử mùi hôi của ghế sofa đơn giản có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Mong rằng đã giúp ích được các bạn trong công việc dọn dẹp nhà cửa. Chúc các bạn thành công!