Dung dịch giặt ghế nỉ

Lựa chọn dung dịch giặt ghế nỉ sofa sạch khuẩn – thơm lâu

Ghế nỉ sofa, ghế nỉ xe hơi, ghế nỉ phòng khách,…mang đến cảm giác êm ái, thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên, chất liệu nỉ thường bám bụi bẩn nên cần phải thường xuyên giặt ghế nỉ. Bài viết này sẽ chia sẻ đến các bạn đọc cách lựa chọn dung dịch giặt ghế nỉ sofa sạch khuẩn – thơm lâu mà các dịch vụ giặt ghế sofa Đà Nẵng chuyên nghiệp sử dụng.

Vải nỉ là gì?

Đặc điểm vải nỉ

Vải nỉ là sự kết hợp của 2 loại chất liệu vải và len. Chính vì thế, bề mặt vải nỉ thường có một lớp lông mềm mại, có khả năng giữ ấm, giữ nhiệt tốt.

Vải nỉ có khá nhiều loại và được phân biệt theo bảng màu sắc, kích thước và mật độ sợi lông.

Vải nỉ có tính ứng dụng cao trong đời sống như thiết kế trang phục, phụ kiện thời trang; làm đồ trang trí; sản xuất chặn, nệm, vỏ bọc ghế sofa,…

Ưu điểm vải nỉ

  • Đa dạng về màu sắc
  • Khả năng giữ ấm tốt
  • Độ bền cao
  • Sử dụng được cả 2 mặt
  • Chống thấm nước tương đối

Bên cạnh đó, vải nỉ cũng có một số nhược điểm như:

  • Dễ bám bụi
  • Khả năng cách nhiệt cao nên nên cảm giác nóng bức

Tại sao ghế nỉ được ưa chuộng?

Nếu như ghế da, ghế gỗ mang đến sự sang trọng đẳng cấp thì ghế nỉ lại mang đến sự trẻ trung, hiện đại và có giá thành thấp hơn nhiều.

Ghế sofa, ghế dài, đi văng, ghế xe hơi, ghế văn phòng…làm từ chất liệu vải nỉ thích hợp để sử dụng vào mùa thu đông nước ta, mang đến cảm giác ấm áp, mềm mại và thoải mái.

Hiện nay ghế nỉ sofa hay ghế bành,…thiết kế với mẫu mã đa dạng, màu sắc tươi tắn, giúp người dùng dễ dàng chọn lựa theo ý thích và phong cách nội thất nhà ở.

Chất liệu nỉ mặc dù dễ bám bụi bẩn nhưng khá dễ dàng trong việc vệ sinh so với ghế da, ghế vải nhung, vải dạ.

Xem thêm: Cách tẩy sơn trên ghế da tại nhà.

Dung dịch giặt ghế nỉ

Dung dịch vệ sinh ghế nỉ nào phù hợp?

Khi sử dụng ghế nỉ sofa, ghế nỉ phòng khách, bạn nên lựa chọn dung dịch đảm bảo các yếu tố sau:

  • Chỉ nên sử dụng các dung dịch vệ sinh ghế nỉ có độ pH trung tính <6.5, có độ tạo bọt cao
  • Khả năng hoạt động bề mặt tốt
  • Có khả năng phân huỷ, phá vỡ, trung hoà các vết bẩn và tạo bọt đẩy chất bẩn thoát ra trên bề mặt
  • Có khả năng khử mùi hôi
  • Có khả năng chống bám bẩn trở lại
  • Không chứa hoá chất tẩy trắng, làm phai màu vải

Xem thêm: Cách vệ sinh ghế sofa bền đẹp như mới

Cách vệ sinh ghế nỉ

Sau khi đã lựa chọn dung dịch giặt ghế nỉ phù hợp. Bạn hãy tiến hành làm sạch cho bề mặt ghế.

Chuẩn bị:

  • Máy hút bụi
  • Bàn chải chuyên dụng
  • Miếng bọt biển
  • Khăn sạch
  • Dung dịch giặt ghế chuyên dụng

Bước 1: Hút bụi

Dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn, những tạp vật nhỏ bám trên bề mặt ghế như lông thú cưng, vụn bánh kẹo, tế bào chết,…

Nếu có máy xịt hơi thì dùng để xịt cho các chất bẩn sâu bên trong các ngóc ngách được thổi bay ra ngoài

Bước 2: Dùng dung dịch giặt ghế nỉ

Xịt đều dung dịch lên toàn bộ bề mặt cần làm sạch

Để cho dung dịch thấm đều bề mặt trong khoảng 5-10 phút

Sử dụng bàn chải chuyên dụng hoặc miếng bọt biển chà nhẹ nhàng lên bề mặt ghế nỉ cũng như các ngóc ngách, kẽ hở của ghế.

Bước 3: Lau khô bề mặt

Sử dụng khăn sạch đã vắt qua nước lau sạch lại nhiều lần bề mặt ghế

Đem phơi ghế nỉ tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nguồn nhiệt cao hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

Nếu có máy sấy khô hoặc quạt sấy, bạn điều chỉnh ở mức nhiệt vừa phải để không làm ảnh hưởng đến các sợi lông vải.

Bước 4: Khử mùi hôi

Sau khi làm sạch bề mặt, để khử mùi hôi hoàn toàn cũng như lưu giữ hương thơm lâu trên bề mặt ghế nỉ, bạn có thể sử dụng tinh dầu thơm từ chanh, bưởi, sả.

Xịt trực tiếp tinh dầu lên bề mặt ghế.

Các loại tinh dầu này có khả năng khử khuẩn, chống côn trùng cực kỳ hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng dung dịch giặt ghế nỉ

Để sử dụng dung dịch giặt ghế nỉ một cách hợp lý, không làm hư hỏng đến bề mặt, màu sắc của vải nỉ. Các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Vải nỉ không nên giặt do chúng dễ dàng bị co, chỉ nên lau sạch và vệ sinh, sử dụng máy phun hút hơi nước nóng nhiệt độ thấp, khăn ẩm để lau
  • Chỉ sử dụng các hoá chất tẩy rửa nhẹ có độ PH trung tính, bàn chải lông mềm hoặc bàn chải đánh răng cũ
  • Không sử dụng máy sấy nhiệt (máy sấy hồng ngoại, máy sấy tóc) vì có thể làm vải nỉ bị co
  • Khi vết bẩn xuất hiện, cần làm sạch vết bẩn càng sớm càng tốt bằng khăn ăn khô hoặc bất kỳ loại vải nào thấm hút chất lỏng tốt
  • Khu vực có vết bẩn không cần phải chà xát quá nhiều
  • Vết bẩn nên được loại bỏ bằng các chuyển động tròn nhẹ từ rìa của vết bẩn đến trung tâm
  • Không sử dụng nhiều hóa chất (ngay cả những hóa chất chuyên nghiệp) cùng một lúc. Chờ cho đến khi lớp đầu tiên khô hoàn toàn và nếu nó không mang lại kết quả như mong muốn, hãy bắt đầu bôi lớp thứ hai.

DONNHADANANG vừa chia sẻ đến bạn đọc cách nhận biết và sử dụng dung dịch giặt ghế nỉ đảm bảo bề mặt ghế luôn được sạch khuẩn, thơm lâu.

Nếu như bạn muốn đạt tiêu chí cao nhất trong việc làm sạch ghế nỉ thì lựa chọn đơn vị vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp. Lợi ích của việc lựa chọn dịch vụ giặt ghế nỉ tại nhà:

  • Bảo vệ được bề mặt ghế nỉ sạch khuẩn, thơm lâu
  • Quy trình vệ sinh bài bản, tỉ mỉ
  • Dung dịch giặt ghế nỉ chuyên dụng, không gây độc hại cho sức khỏe
  • Hệ thống trang thiết bị máy móc, dụng cụ hiện đại, công suất lớn rút ngắn thời gian, công sức
  • Đội ngũ nhân viên biết khắc phục, xử lý tất cả vấn đề

Nếu như các bạn có nhu cầu giặt ghế nỉ hay bất cứ loại ghế vải, ghế da. Hãy gọi cho DONNHADANANG để được hỗ trợ đầy đủ nhất.

Zalo
Zalo 0938063121