Lắp rèm cửa không chỉ giúp cản sáng, hạn chế ánh nắng Mặt Trời mà còn giúp tăng thêm thẩm mỹ cho không gian. Việc treo màn rèm tại nhà không khó, bạn hoàn toàn có thể chủ động lắp đặt mà không cần thuê thợ ngoài. Vậy làm thế nào để treo rèm cửa đúng cách, an toàn? Hãy cùng DONNHADANANG khám phá chi tiết cách treo rèm cửa chuẩn qua bài viết sau!

Hướng dẫn lắp đặt rèm cửa tại nhà

Việc lắp đặt rèm cửa tại nhà cần tuân thủ quy trình đúng chuẩn để đảm bảo an toàn và chất lượng màn rèm sau khi lắp, tránh tình trạng hỏng hóc, lắp lệch gây mất thẩm mỹ. Cụ thể khi lắp đặt rèm cửa tại nhà, cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

Chuẩn bị phụ kiện rèm và dụng cụ lắp đặt

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ phụ kiện treo rèm cùng dung cụ lắp đặt như:

  • Rèm cửa
  • Thanh rèm và phụ kiện, kẹp chốt
  • Thang, thước dây, bút chì
  • Máy khoan và mũi khoan
  • Kính bảo vệ, neo tường (nếu cần)
  • Thanh sắt…

Trong đó cần chuẩn bị đặc biệt các phụ kiện rèm dưới đây:

  • Băng rèm: Đây là một dải vải có chiều rộng linh hoạt từ 2,5-10 cm và được cố định dọc theo mép của rèm. Băng rèm có thể gồm các dây hoặc dây mảnh cùng các vòng để móc.
  • Vòng: Là một loại dây buộc được làm từ ruy băng, vải hoặc dây bện. Thiết kế vòng có thể đơn giản hoặc hình dạng phức tạp như hình cung, thắt nút. Chúng được may theo các ý tưởng sẵn có và cố định vào rèm bằng cúc, khuy, Velcro.
  • Khoen rèm: Phụ kiện được làm bằng dạng nhẫn và có cố định trực tiếp trên đầu rèm cửa. Khoen treo rèm cửa có nhiệm vụ ép vào vải, treo rèm trên giá đỡ và mang lại sự tiện lợi khi kéo rèm cửa.
  • Móc treo rèm: Là dụng cụ gắn rèm với thanh treo. Thông thường, rèm sẽ được xỏ qua móc và treo lên thanh treo ngang. 
  • Kẹp rèm là phụ kiện làm từ nhựa hoặc kim loại. Kẹp rèm có nhiệm vụ giữ rèm khi cần thu gọn.

Đo chiều cao và chiều rộng cửa sổ

Sau khi có đầy đủ các phụ kiện, dụng cụ đi kèm, bạn cần thực hiện một số phép đo đạc cần thiết. Những thông số này sẽ giúp bạn xác định chính xác chiều cao, chiều rộng rèm và kích thước các phụ kiện khác. Từ đó bạn có thể lựa chọn đúng sản phẩm, tối ưu chi phí và công sức hơn.

Đo chiều rộng cửa sổ

Đo cửa sổ để đảm bảo kích thước rèm và thanh treo phù hợp nhất. Kích thước chính xác của cửa sổ sẽ giúp bạn xác định được chiều dài thanh treo. Tuy nhiên hãy đo chiều rộng cửa sổ và cộng thêm 8-10cm để đảm bảo chiều dài thanh treo. Còn chọn rèm cần rộng bằng cửa sổ của bạn.

Đo độ cao cửa sổ

Để tính chiều dài rèm cửa phù hợp, cần độ cao cửa sổ tính từ vị trí bạn định treo thanh đến sàn nhà. Chiều cao này thường hơn cửa sổ từ 4-6cm, tối thiểu là 2cm. Ngoài ra bạn cũng cần đo khoảng rộng của cửa sổ khi cửa mở ra và khoảng cách giữa cửa sổ với trần nhà. Riêng với phào trần, cần xác định độ rộng khi cửa sổ mở ra và mặt trần. Trong đó hãy đảm bảo:

  • Khoảng cách từ đầu thanh treo rèm đến tường: Khoảng 15-40cm mỗi bên
  • Khoảng cách từ thanh treo đến cửa sổ: Tối thiểu từ 5 cm hoặc bằng 2/3 khoảng cách giữa trần nhà và cửa sổ
  • Khoảng cách từ thanh treo đến trần nhà: Bằng 1/3 khoảng cách giữa trần nhà và cửa sổ.

Lắp giá đỡ và thanh ngang treo rèm trên tường

Trong các phụ kiện lắp đặt rèm, chân đế tròn chuyên dùng để lắp vào thanh treo bằng nhựa nhẹ hoặc gỗ. Chân đế có cấu tạo là một vòng tròn đệm có lỗ tròn bằng đường kính của thanh treo. Để lắp thanh ngang treo rèm vào giá đỡ trên tường, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Vẽ một đường kẻ ngang bằng bút chì tại vị trí mà bạn định treo rèm cửa trên tường. Hãy sử dụng thước dài để đảm bảo đường kẻ ngang thẳng hàng, tránh cong vẹo.
  • Đánh dấu các điểm mà các khu vực mà móc nối dấu ngoặc sẽ được gắn vào. Khi đánh dấu, cần căn chỉnh sao cho các móc nối đặt đối diện với nhau hoàn toàn, và cách tường/ cách trần nhà một khoảng phù hợp.
  • Tiến hành khoan các lỗ để gài thanh treo rèm vào
  • Tiếp theo, bạn cần gắn vòng đệm của rèm thật chặt vào tường, hãy căn chỉnh các lỗ cho phù hợp rồi sử dụng tua vít để siết chặt các chốt lại.
  • Vặn chặt miếng đệm và lắp giá đỡ rèm vào.
  • Chèn thanh ngang vào giá đỡ.

Gắn rèm vào thanh treo

Bạn bỏ rèm ra khỏi túi, tiến hành là phẳng rèm để không còn nếp nhăn. Kế tiếp, tháo các sợi dây mảnh bằng kim loại ra khỏi thanh rèm và luồn rèm vào thanh treo. 

Các bước treo rèm đúng chuẩn

Để treo rèm nhanh chóng, an toàn, bạn hãy thực hiện theo các bước bên dưới đây!

Bước 1: Xác định số lượng vòng và móc treo rèm

Đầu tiên bạn cần xác định số lượng vòng treo và móc cần thiết cho mỗi bên rèm. Thường mỗi bên thanh treo rèm sẽ có khoảng 20 vòng/ móc treo.

Bước 2: Sắp xếp các móc treo rèm

Đối với rèm cửa ô rê có nhiều nếp gấp, đầu tiên khi sắp xếp các móc treo rèm, bạn hãy gài tấm nhựa trắng phía sau ô rê. Hành động này nhằm kết nối tuần tự hai tấm ô rê lai với nhau, tạo thành tấm màn rèm có các nếp gấp lượn sóng tự nhiên. 

Bước 4: Tiến hành lắp rèm

Bạn hãy đưa từ từ rèm vào các móc treo từ hai bên. Bạn hãy luồn thanh treo rèm qua các lỗ ô rê rồi khóa hai đầu lại để tấm rèm không tuột ra ngoài.

Bước 5: Kiểm tra lại rèm

Khi đã treo xong rèm, hãy kiểm tra lại xem rèm có mở hết được không. Nếu vị trí điểm móc giữa rèm bị lệch thì rèm sẽ không mở hết được ra một bên.

5 cách treo rèm thông dụng

Mỗi loại rèm có cách lắp đặt khác nhau và phù hợp với từng loại cửa sổ, từng không gian. Dưới đây là chi tiết hướng dẫn cách treo các loại rèm thông dụng nhất hiện nay:

Lắp rèm với thanh treo

Đây là cách treo rèm phổ biến và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần lắp rèm dọc theo thanh treo rèm mà không cần bất kỳ phụ kiện nào đi kèm. Tuy nhiên phương pháp lắp rèm với thanh treo có nhược điểm đóng mở không thuận tiện.

Lắp rèm với khóa ẩn

Rèm có khóa ẩn cũng rất dễ lắp đặt, gọn gàng và trông đẹp mắt. Tất cả dây rèm sẽ được giấu đằng sau lớp vải của rèm, tạo cảm giác rèm treo lơ lửng ở thanh ngang. Song song, bạn cũng có thể điều chỉnh khoảng cách của các khóa để tạo hiệu ứng gấp nếp đẹp mắt.

Cách lắp rèm này phù hợp với những không gian cần tối ưu diện tích, không muốn để lộ các phụ kiện. Khác với cách rèm cùng thanh treo, lắp rèm khóa ẩn sẽ không hạn chế việc đóng mở rèm. Tuy nhiên việc lồng rèm vào các móc khóa khá phức tạp.

Cách treo rèm vòng

Treo rèm vòng cũng là phương pháp lắp mà rèm thường được nhiều người lựa chọn, có thể treo hầu hết mọi loại rèm. Phương pháp này cần gắn móc khóa với mép rèm và vòng treo bên trên. Rèm sau khi lắp đặt có thể điều chỉnh và đóng mở linh hoạt.

Treo rèm dạng vòng khóa

Để lắp đặt rèm cửa theo cách này, cần chuẩn bị  bộ dây treo bằng nhựa. Bộ dây treo này đặt ở mặt sau của rèm để làm móc khóa. Rèm sau khi lắp đặt sẽ đóng mở trơn tru, không lộ các phụ kiện kèm theo, phù hợp để treo rèm vải nặng như nỉ.

Treo rèm kiểu thắt nút

Kiểu treo rèm thắt nút trông sẽ đẹp mắt và ấn tượng hơn vì rèm được buộc trực tiếp trên thanh, giống hình chiếc nơ. Cách lắp rèm này đặc biệt phù hợp với những không gian cần sự ấm áp và lãng mạn.

Bật mí 6 mẹo treo rèm chuyên nghiệp, đẹp mắt

Để treo rèm cửa đẹp mắt, tạo kiểu dễ dàng, DONNHADANANG sẽ bật mí tới bạn 6 mẹo hữu ích sau:

  • Nên treo rèm cửa sát trần nhà để tạo cảm giác tường cao hơn. Bạn có thể treo rèm lên phào trần để che đi khoảng trống giữa tường và cửa sổ.
  • Có thể treo rèm ở các hốc để đồ điện như máy sưởi để vừa có tác dụng che đậy, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian. Tuy nhiên nên nhớ để khoảng cách giữa đáy rèm và sàn nhà chừng 2-3 cm để việc vệ sinh thuận tiện hơn
  • Thanh ngang treo rèm cần dài hơn chiều rộng của cửa sổ để đảm bảo rèm cản được hết ánh sáng. Tốt nhất nên chọn thanh ngang dài hơn chiều rộng cửa ít nhất là 20 cm.
  • Sử dụng rèm sọc dọc sẽ tạo cảm giác về mặt thị giác cuốn hút hơn, giúp tăng thêm chiều cao cho không gian. Ngược lại, rèm sọc dọc có thể khiến bạn thấy trần nhà thấp hơn.
  • Khi lắp đặt thanh ngang rèm, cần sử dụng thêm dây bện với các móc kẹp
  • Cần lựa chọn thanh ngang treo rèm phù hợp với loại rèm sử dụng. 
  • Nên xác định rõ kiểu dáng, loại vải và màu sắc màn rèm trước khi lắp đặt, đảm bảo rèm lựa chọn phù hợp với không gian.

Lưu ý khi treo rèm trên các cửa sổ có kết cấu, hình dạng phức tạp

Đối với những cửa sổ có kết cấu, hình dạng phức tạp hoặc khiếm khuyết, khi treo rèm, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nếu cửa sổ của bạn có lắp cửa kính hai lớp mở ra ban công thì nên treo rèm thẳng, độ dày nhất và tông màu nên trùng với màu sàn nhà. Điều này sẽ giúp bạn che đi những khuyết điểm của cửa sổ một cách tinh tế.
  • Với những cửa mở ra hướng Bắc, hãy lắp đặt những kiểu rèm có những nếp xếp ly, tạo cảm giác gợn sóng.
  • Trường hợp cửa sổ nhà bạn có điểm bo tròn ở đỉnh trong phòng rộng, trần cao thì rèm cửa tốt nhất nên lắp đặt hết chiều cao của tường.
  • Dạng cửa sổ tròn hoặc oval thì nên treo rèm cuốn.

Chi tiết cách treo rèm mà không cần hộp màn cửa

Thực tế không phải không gian nào cũng có chỗ để lắp đặt hộp rèm cửa, chẳng hạn như cửa sổ ban công. Do đó để treo rèm mà không cần bộ phận này, bạn hãy sử dụng phương pháp sau: 

  • Sử dụng thanh thép mỏng: So với hộp màn cửa, sử dụng thanh ngang bằng thép sẽ giúp tạo cảm giác thoáng đãng, tối ưu không gian hơn. Màn rèm sẽ được gắn vào thanh thép, thanh thép sẽ gắn cố định vào tường.
  • Dùng chốt dính: Phương pháp được sử dụng nhằm đảm bảo việc treo rèm không có bất kỳ khe hở nào. Cách lắp đặt rèm này sẽ che hoàn toàn ánh sáng ở các phòng ngủ, phòng trẻ em và các phòng khác. Thanh treo rèm sẽ được cố định vững chắc bằng chốt dính, vít gắn vào tường và đóng đinh chặt khung treo.
  • Móc trang trí có vòng: Đây là lựa chọn hoàn hảo dành cho những tấm rèm có trọng lượng nặng và chất vải dày, phù hợp lắp rèm ở những cửa sổ kích thước linh hoạt. Các móc sẽ được cố định xung quanh cửa sổ với khoảng cách bằng nhau. Rèm có sẵn các vòng khâu để treo vào móc.

Như vậy DONNHADANANG đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết lời giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để treo rèm cửa đúng cách. Có thể thấy rằng, việc lắp đặt màn rèm tại nhà không khó nếu bạn tuân thủ đúng theo những chỉ dẫn bên trên. Nếu tấm rèm của bạn cần vệ sinh trước khi lắp đặt thì hãy liên hệ với dịch vụ vệ sinh màn cửa của DONNHADANANG hôm nay để được tư vấn chi tiết!

Zalo
Zalo 0938063121