Quy trình vệ sinh sàn nhà đúng chuẩn

Quy trình vệ sinh sàn nhà chuyên nghiệp không chỉ mang đến cho chúng ta không gian sống xanh – sạch – đẹp mà còn giúp việc vệ sinh, lau chùi tiết kiệm được thời gian và ít sử dụng hoá chất tẩy rửa hơn. Bài viết này DONNHADANANG sẽ giúp bạn tìm hiểu một quy trình vệ sinh sàn nhà chuẩn là như thế nào, bạn cùng đón đọc để hiểu rõ nhé!

Tầm quan trọng của việc lau sàn nhà

Sàn nhà sau một thời gian sử dụng không tránh khỏi những vết bẩn, mảng bám cứng đầu khiến căn nhà mất mỹ quan, thẩm mỹ và ngày càng xuống cấp. Chưa kể đến những ngôi nhà mới xây dựng lại càng cần phải vệ sinh sàn nhà, dọn dẹp gạch vữa, vết sơn dính trên sàn nhà hay những mảng bám xi măng khô cứng mới có thể đi vào sử dụng. 

Quy trình vệ sinh sàn nhà chuyên nghiệp

Khi có một vị khách nào bước vào một ngôi nhà của bạn, sàn nhà sạch sẽ sáng bóng là điều đầu tiên họ sẽ nhận thấy, đây cũng là tiêu chí để tạo “thiện cảm” với những vị khách ghé thăm ngôi nhà của chúng ta. Và khi sàn nhà xỉn màu, ố vàng, hình ảnh của ngôi nhà, tòa nhà, văn phòng vì thế cũng trở nên giảm sút hình ảnh đáng kể. Khi đó, các điều kiện về cơ sở vật chất của bạn dù tốt đến đâu cũng khiến mọi người quan tâm nữa, điều này rất đáng lo ngại nếu xảy ra ở các showroom, siêu thị, cửa hàng bách hóa, văn phòng làm việc, ngân hàng, trường học…

Vì thế nên có thể nói, việc vệ sinh sàn nhà theo quy trình vệ sinh sàn nhà chuyên nghiệp là rất quan trọng, nó quyết định đến tính thẩm mỹ, sự hoàn thiện và cả sự an toàn cho chủ nhân tòa nhà. 

Quy trình vệ sinh sàn nhà theo đúng tiêu chuẩn là như thế nào? 

Quy trình vệ sinh sàn nhà được thực hiện chuyên nghiệp bởi nhân viên có nhiều kinh nghiệm chắc chắn sẽ có sự khác biệt so với những người không chuyên. Để hoàn thành việc vệ sinh lau sạch hàng ngàn mét vuông sàn nhà mỗi ngày đòi hỏi phải có một quy trình vệ sinh sàn nhà được sắp xếp, tổ chức khoa học để đảm bảo hiệu quả – đúng tiến độ. 

DONNHADANANG sẽ giúp bạn tìm hiểu một quy trình vệ sinh sàn nhà được thực hiện từng bước như thế nào trong nội dung sau: 

Bước 1: Công tác chuẩn bị trước khi vệ sinh sàn nhà

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng vệ sinh sàn nhà
  • Đeo găng tay trước khi thực hiện để tránh bị ăn mòn tay hoặc gây dị ứng do hóa chất. 
  • Đặt các biển báo trong khu vực đang vệ sinh sàn nhà để mọi người xung quanh không dẫm chân vào bên trong vừa gây bẩn lại dễ trơn trượt té ngã. 
  • Di dời bàn, ghế (nếu có thể) và các vật dụng nội thất để khi lau sàn không bị quá nhiều vật cản trở. 

Bước 2: Bắt tay vào vệ sinh sàn nhà

  • Gắn cây lau sàn vào công cụ kiểm soát bụi 
  • Quét và thu gom tất cả rác, giấy vụn, rác, khăn giấy, đất cát…trên sàn nhà
  • Dùng bàn cạo để loại bỏ kẹo cao su hoặc những vết bẩn bám dính trên sàn nhà.
  • Quét và làm sạch trong các ngóc ngách, kẽ tường, gầm bàn, ghế sopha…
  • Thấm nước tẩy sàn đặc dụng loại mạnh rồi chà cọ sàn nhà cho sạch các vết bẩn, ố vàng, mảng bám trên mặt sàn.
  • Nếu dùng máy chà sàn chuyên dụng thì pha nước tẩy rửa chuyên dụng theo đúng tỉ lệ và bắt đầu chà sàn.
  • Nếu dùng cây lau nhà thì nhúng cây lau vào thùng nước lau sàn và bắt đầu lau sàn từ góc xa nhất, vừa đi lui vừa lau nhằm tránh làm bẩn lại khu vực vừa lau xong.
  • Lau khô lại sàn nhà tránh gây trơn trượt, té ngã 
Quy trình lau sàn nhà đúng chuẩn công nghiệp

Bước 3: Kiểm tra sau khi vệ sinh sàn nhà xong

  • Sau khi thực hiện quy trình vệ sinh sàn nhà bạn cần kiểm tra xem những vết bẩn, vết ố, mảng bám trên sàn nhà đã được làm sạch hoàn toàn hay chưa. 
  • Dụng cụ vệ sinh sàn nhà cần được tập kết lại đầy đủ trước khi đưa vào kho. 
  • Tháo dỡ các biển báo hướng dẫn an toàn 
  • Tháo găng tay và rửa và vệ sinh tay.

Việc thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh sàn nhà giúp tiến độ làm sạch sàn nhà được nhanh, sạch sẽ, vệ sinh tiết kiệm thời gian, công sức mà lại có bề mặt sàn nhà sạch sẽ, sáng bóng như trong các khách sạn.

Vệ sinh sàn nhà cần những dụng cụ nào? 

Để thực hiện việc vệ sinh sàn nhà đạt tiêu chuẩn chất lượng cao đòi hỏi người nhân viên tạp vụ cần được trang bị những dụng cụ, vật dụng vệ sinh chuyên dụng như: 

  • Chổi quét các loại
  • Cây lau sàn
  • Nước tẩy rửa sàn nhà
  • Xe vắt nước đa năng
  • Găng tay
  • Máy chà sàn
  • Máy hút bụi khô
  • Cây đẩy nước
  • Bảng hiệu cảnh báo an toàn, rào chắn an toàn          

Những điều cần lưu ý khi vệ sinh sàn nhà

Việc thực hiện quy trình vệ sinh sàn nhà có sạch sẽ, sáng bóng và nhanh chóng hay không còn tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của người nhân viên tạp vụ. Và dưới đây là những lưu ý giúp việc làm vệ sinh sàn nhà của bạn được hiệu quả hơn, lưu lại ngay nhé

Cần lên lịch vệ sinh sàn nhà

Để không bị sót lịch là vệ sinh bạn cần lên một thời gian biểu vệ sinh cho một tuần trước đó và điều chỉnh thường xuyên nếu có những thay đổi bất ngờ. Các yếu tố lập kế hoạch nên bao gồm:

  • Kích thước diện tích sàn.
  • Thời gian lưu lượng người đi bộ cao điểm
  • Vật liệu sàn.
  • Thời gian khô trung bình.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ lau sàn cần kiểm tra kỹ các khu vực và thu dọn tất cả vật dụng, dụng cụ vệ sinh ‘

Lau đúng kỹ thuật

  • Khi lau nên lau trong góc xa nhất
  • Sử dụng kỹ thuật lau sàn nhà hình số 8, với đường lau sau đè lên 1/3 đường lau trước. 
  • Không lau các khu vực đã lau vì sẽ làm sàn bị nhiễm bẩn
  • Và chỉ lau khi sàn nhà đã được lau và hút bụi sạch sẽ ở sàn nhà, gầm bàn ghế, ngóc ngách. 
  • Thay nước theo một vòng để đảm bảo sàn được sạch
  • Không được để cây lau nhà trong thùng nước của xe vắt, vì sẽ làm cây lau nhà bị ẩm, mốc và sinh mùi hôi.

Tiêu chuẩn vệ sinh sàn nhà đạt yêu cầu là gì? 

Ở những môi trường văn phòng làm việc chuyên nghiệp, quy mô lớn, khang trang và hiện đại tiêu chuẩn vệ sinh sàn nhà lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Đây là điều mà rất nhiều người quản lý vẫn còn lơ là, khiến việc vệ sinh sàn nhà tuy vẫn thực hiện thường xuyên nhưng trải nghiệm của khách hàng, đối tác, nhân viên ở văn phòng không tốt như bạn mong đợi. 

Quy trình lau chùi sàn nhà đúng chuẩn chuyên nghiệp

Vậy đâu là các tiêu chuẩn mà quy trình vệ sinh sàn nhà chuyên nghiệp phải đáp ứng được? DONNHADANANG sẽ chia sẻ đến bạn ngay trong nội dung sau: 

  • Để lại bề mặt sạch sẽ, sáng bóng, không có hơi ẩm hoặc chất thải còn sót lại
  • Sau khi lau sàn nhà không để lại sự tích tụ của các sản phẩm tẩy rửa
  • Duy trì các đặc tính chống trơn trượt của sàn / bề mặt (nếu sàn chống trượt)
  • Bề mặt sàn sau khi lau không bị biến dạng, ố vàng, phai màu (đối với các loại sàn như sàn nhựa, sàn gỗ, sàn phủ epoxy, vinyl, đá hoa cương…)
  • Sau khi lau không có mùi tanh, nồng khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường làm việc. 

Xem thêm:

Trên đây là những điều quan trọng nhất khi tìm hiểu về quy trình vệ sinh sàn nhà. Để có sự hình dung thực tế và thật yên tâm khi hợp tác lâu dài với dịch vụ vệ sinh sàn nhà/ tạp vụ văn phòng, bạn nên liên hệ với DONNHADANANG để được các quản lý, chuyên gia trong ngành tư vấn chi tiết hơn.

Zalo
Zalo 0938063121