I. NỘI QUY VÀO RA- VÀO CỔNG

  1. HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI VÀO CÔNG TRƯỜNG 

Các nhà thầu phải lập danh sách công nhân, chuẩn bị ảnh thẻ, chứng minh nhân dân trước 1 tuần gửi Chỉ huy trưởng công trình tổ chức huấn luyện an toàn lao động nội bộ, cấp thẻ an toàn theo quy định pháp luật (Nhà thầu tự liên hệ Trung tâm có chức năng tổ chức học và cấp thẻ hoặc Nhà thầu chính hỗ trợ liên hệ. Chi phí được thanh toán ngay hoặc đối trừ công nợ theo thỏa thuận tại Hợp đồng đã ký). Công nhân phải được cấp trang bị bảo hộ lao động, khám sức khỏe và ký hợp đồng trước khi vào công trường (Nhà thầu nộp lại 01 bản photo các giấy tờ theo quy định). 

Công nhân khi vào cổng phải được kiểm tra đủ điều kiện về bảo hộ lao động và hồ sơ an toàn lao động mới được vào công trường làm việc, hàng ngày ban chỉ huy công trường phải tổ chức điểm danh vào cuối buổi sáng để kiểm tra số lượng công nhân làm việc theo danh sách đã đăng ký.

Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp, hãy tìm hiểu ngay những vị trí sau, ngay khi vào công trường 

  1. Vị trí tập trung  – 2. Phòng y tế- 3. Nhà vệ sinh- 4. Lối cầu thang thoát hiểm

2. NHỮNG  ĐIỀU NGHIÊM CẤM KHI RA VÀO CÔNG TRƯỜNG 

3. QUY TRÌNH RA VÀO CÔNG TRƯỜNG 

3.1 Đối với khách tham quan, người không làm việc tại công trường 

3.2 Đối với các loại phương tiện chuyên chở như xe cơ giới, ô tô, xe chở hàng:

4. QUY ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ CÁ NHÂN

BẢO HỘ CÁ NHÂN BẮT BUỘC TRƯỚC KHI VÀO CÔNG TRƯỜNG

E:\ke hoach atld\Biển báo an toàn\1555737_401222903348099_434289109_n.jpg

Trang bị thích hợp với công việc.

Vừa vặn và trong tình trạng sử dụng tốt.

Bảo dưỡng kỹ lưỡng khi sử dụng xong.

5. ĐI LẠI TRONG CÔNG TRƯỜNG 

Tuân theo lối đi quy định, không vượt tắt, qua những nơi có biển cấm, dây rào.

Không đi lại dưới những nơi có người làm việc phía trên.

Khi có chướng ngại vật ở lối đi phải dọn dẹp để thông đường.

     Luôn đội mũ bảo hộ (gài quai) và mang giày an toàn (H.4).

Chú ý tránh dây điện, vũng nước, vật bén nhọn…(H.5).

 Không đứng hoặc đi lại bên dưới cần trục hoặc xe nâng.

II. AN TOÀN  SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ – ĐIỆN

1. QUY TẮC CHUNG

  • Chỉ người có trách nhiệm mới được vận hành máy.
  • Khi vận hành máy phải trang phục gọn gàng và có dụng cụ BHLĐ cá nhân.
  • Kiểm tra máy trước khi vận hành, báo cáo bất cứ tiếng động, rung, nghi ngờ không an toàn.
  • Tắt máy khi không có người điều khiển hoặc khi nguồn điện bị cắt.
  • Trước khi vệ sinh, sữa chữa máy nhất thiết phải cắt nguồn điện và treo biển báo hoặc có người giữ nơi cấp điện.
  • Phải tiếp đất phần vỏ kim loại các thiết bị điện.
  • Khi sử dụng thiết bị điện cầm tay ở nơi nguy hiểm (trên cao, dưới hầm, hố, trong thùng, bồn kim loại…) phải có người giám sát và trực điện, thiết bị phải được cột vào nơi cố định (để tránh rơi).
  • Không xách máy bằng dây nguồn hoặc dùng dây nguồn để cột kéo vật khác.
  • Không cắt nguồn điện bằng cách giật dây nguồn.

2. SỬ DỤNG THIẾT BỊ CẦM TAY 

3. BỐ TRÍ ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN

Đề phòng (1):

Không được sửa điện nếu không có chuyên môn về điện

Đề phòng (2)

  • Không vận hành hoặc sờ mó các thiết bị khi tay ướt.
  • Phải có phích cắm điện cho các máy móc và thiết bị cầm tay (H.11).
  • Các công tắc, cầu dao phải có nắp đậy. 
  • Không phun hoặc để rơi các chất lỏng lên thiết bị điện như công tắc, mô tơ, tủ, hộp phân phối điện.

Đề phòng (3)

Khi mang, vác ống hoặc thang kim loại, lưu ý tránh chạm vào dây điện phía trên hoặc xung quanh (H.12)

Đề phòng (4)

ĐỀ PHÒNG TAI NẠN DO ĐIỆN ÁP BƯỚC

Tránh xa nơi dây điện bị đứt, rơi xuống bề mặt ẩm ướt (H.13)

4.  CẤP CỨU KHI NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT 

Khi có người bị điện giật phải:

  • Cắt nguồn điện: dùng vật cách điện (thanh gỗ khô, bao tay cao su, đi ủng…) Để cách ly nan nhân ra khỏi nguồn điện.
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh: để ngồi nghỉ ở tình trạng thoải mái.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh (ngưng thở): thực hiện hô hấp nhân tạo đồng thời ép tim ngoài lồng ngực (H.14) và (H.15).
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất (đồng thời vẫn thực hiện bước 3).

III.  AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

  • Công nhân phải có trạng thái tâm lý ổn định.
  • Không làm việc trên cao khi cảm thấy mệt hoặc chống mặt.

1. An toàn khi không có giàn giáo (thao tác trên những vật treo lơ lửng):

 Phải mang dây an toàn ở độ cao trên 2m.

Khi hàn trên cao, các mối nguy hiểm (làm ngã xuống) có thể xảy ra do:

  • Tia lửa hàn làm hoa mắt.
  •  Cố nhoài người ra để thao tác.

2. An toàn khi làm việc trên cao

  • Phải có thang gấp và dây neo an toàn.
  • Chú ý tránh nơi trơn, dễ vỡ.
  • Chú ý các dây điện và khả năng chịu lực của giàn giáo.

3.An toàn khi dung thang (1)

                                      H.18                                                     H.19

  • Đối với thang gấp phải khóa an toàn nơi mối nối.
  • Nếu nền láng phải có người giữ chân thang (hoặc lót chân thang bằng vật liệu chống trượt).
  • Đầu trên của thang phải:
  • Nhô ra khoảng 1m so với cạnh trên điểm tựa (H.18).
  • Phải dựa vào vật thể cứng và cố định.
  • Buộc chặt (tránh bặt ra khi có người lên).
  • Đầu lưới của thang phải được neo chặt (H.19).

H.20

Không cố với người ra khỏi thang để thao tác (H.20)

H.21

Cách mang dụng cụ an toàn khi lên, xuống thang (H.21)

Góc nghiêng 75o so với mặt phẳng nằm ngang (H.22)

 LƯU Ý:

  • Kiểm tra chất lượng thang trước khi dùng để tránh thang bị gãy, đổ…
  • Chùi sạch đế giày khi lên, xuống thang.
  • Kiểm tra điểm tựa của thang
  • Không cầm theo vật liệu, dụng cụ khi lên xuống (H.21)

6. An toàn trên giàn giáo

  1. Giàn giáo gác

H.23

Chỉ phù hợp với công việc lau chùi hoạch quét sơn (H.23)

b. Giàn giáo di động

H.24

  • Khóa bánh xe lại (đối với giàn giáo tháp di động).
  • Kiểm tra khóa chốt các dây chéo.
  • Kiểm tra chất lượng giàn (vết nứt, giàn quá cũ).

c. An toàn khi làm việc trên giàn giáo

  • Không đùa giỡn trên giàn giáo. (H.25). 
  • Phải đeo dây an toàn (móc vào dây cứu sinh hoặc vật cố định).
  • Lên xuống bằng những bậc thang đã định sẵn.
  • Không hút thuốc trên giàn giáo.
  • Không được di chuyển giàn giáo khi có người hoặc đồ vật ở trên.
  • Cách ly đúng quy định và bảo hộ tốt khi làm việc gần đường dây điện.
  • Khi đưa dụng cụ hoặc vật lên xuống nhất thiết phải dùng tời hoặc dây kéo (không được ném từ trên xuống và ngược lại).

H.25

  • Giàn giáo cao (4 tầng trở lên) cần phải có dây neo (nếu giàn giáo cố định) hoặc ráp thêm giàn phụ và cây chống ở chân đế (nếu giàn di động).
  • Tránh sử dụng khi có mưa to gió lớn (khi làm việc ngoài trời).
  • Khi di chuyển giàn giáo tránh chân gián đè lên dây điện trên sàn. 

IV. AN TOÀN SỬ DỤNG MÁY

V. CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT 

  • Đất đào lên để cách xa miệng hố khoảng 1m (tránh sụp lở).
  • Phải có rào cản, biển báo để tránh tai nạn cho người qua lại (H.26).

H.26

VI. CÔNG TÁC NÂNG NHẤC BẰNG TAY 

H.27

  • Khi nâng vật nặng, hai chân cách nhau từ 30cm trở lên (H.27).
  • Trường hợp vật quá nặng phải có người trợ giúp (tránh cố sức quá có thể gây chấn thương cột sống)

VII. CÔNG TÁC NÓNG 

VIII. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 

  1. Cách sử dụng bình chữa cháy 

2. Đề phòng hỏa hoạn:

  • Phải luôn cảnh giác, tránh và đề phòng mọi hành động có thể gây hỏa hoạn (chập điện, vứt tàn thuốc bừa bãi, tia lửa hàn…).
  • Phải trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tại nơi thi công: nơi hàn, nhà kho…

H.29

3. Hỏa hoạn và cứu chữa:

  • Phải bình tĩnh khi chữa cháy.
  • Cúp cầu giao điện, cô lập ngọn lửa, không cho bén tới những vật dụng xung quanh.
  • Dùng bình chữa cháy, nước hoặc cát… để dập lửa (H.29).
  • Báo cáo cho đơn vị PCCC nơi gần nhất để được hỗ trợ cứu chữa.

IX. VỆ SINH – XỬ LÍ RÁC THẢI 

Các nhà thầu thi công luôn phải có một xe trở phế thải và bạt hứng vật rơi trong quá trình thi công, không được để cho phế thải thi công rơi trực tiếp xuống sàn.

Zalo
Zalo 0938063121